Xin chào Luật sư X, tôi là chủ một hộ kinh doanh gia đình được thừa kế lại từ mẹ tôi và kinh doanh hàng tạp hóa, thời gian gần đây tôi đã mở rộng và nâng cửa hàng tạp hóa này lên làm siêu thị mini cho đúng xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam. Do quá trình kinh doanh, tôi chưa nắm được cụ thể những hồ sơ, thủ tục cần phải làm và bận rộn việc nâng cấp mặt hàng kinh doanh, mở rộng thêm quy mô kinh doanh nên tôi đã quá thời gian nộp thuế. Nên tôi mong được luật sư tư vấn về vấn đề này. Chậm nộp tiền thuế thì bị xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hởi về cho Luật sư X. Hi vọng mang lại những thông tin bổ ích cho mọi người.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế
Thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 55 Luật quản lý thuế thì thời hạn nộp thuế được xác định như sau:
Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính phủ.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:
Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Phân biệt tiền chậm nộp tiền thuế với tiền phạt chậm nộp thuế
– Tiền chậm nộp tiền thuế:
Được xác định trong trường hợp người nộp thuế chưa thực hiện hết các nghĩa vụ thuế khi quá hạn. Do đó, khoảng thời gian quá hạn được tính vào tiền chậm nộp.
- Trường hợp áp dụng: Xác định khi người nộp thuế chậm nộp tiền thuế.
- Mức nộp: 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Căn cứ pháp lý: Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019.
– Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế:
Được xác định đối với các vi phạm hành chính về thuế bị xử phạt. Được thực hiện đối với hoạt động, nghĩa vụ tương ứng của cả cá nhân và tổ chức.
- Trường hợp áp dụng: Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế. Khi các thời hạn đóng phạt vi phạm đã kết thúc nhưng người có nghĩa vụ chưa thực hiện hết. Do đó, kéo dài thời gian thực hiện được xác định vào tiền chậm nộp.
- Mức nộp: 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
- Căn cứ pháp lý: Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Thời gian tính tiền chậm nộp thuế
Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. Tức là xác định từ thời điểm kết thúc thời gian cho phép nộp thuế nhưng không thực hiện được các nghĩa vụ. Ngày phát sinh đối với tiền chậm nộp được tính là ngày đầu tiên, cho đến ngày thực hiện được các nghĩa vụ thuế.
Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đây là khoản tiền được xác định trên phần thuế còn chưa thanh toán, tính trên phần trăm thuế chậm nộp theo quy định pháp luật. Qua đó đảm bảo giá trị thực tế phải đóng cho khoảng thời gian chậm nộp là cao hơn nếu đóng đúng hạn.
Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.
Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp. Các thông báo chính thức được thực hiện để người nộp thuế xác định được nghĩa vụ cụ thể của họ. Qua đó cũng đảm bảo nộp các nghĩa vụ thuế còn lại sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến các quyền lợi khác.
Xác định số tiền chậm nộp thuế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về xác định số tiền chậm nộp thuế cụ thể như sau:
“Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
- Xác định tiền chậm nộp
Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tính tiền chậm nộp quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.”
Theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
(1) Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
- Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
- Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
(2) Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
- Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
- Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
(3) Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
(4) Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
(5) Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
- Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
(6) Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
(7) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
(8) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
(9) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.
Chậm nộp tiền thuế thì bị xử lý như thế nào?
Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) và Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
- Sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 32 như sau:
“a) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,03%/ngày được nộp dần.”
- Sửa đổi Điểm b.2 Khoản 2 Điều 32 như sau:
“b.2) Nộp thay cho người nộp thuế trong trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp, bao gồm: số tiền thuế được nộp dần và số tiền chậm nộp tính theo mức 0,03%/ngày.”
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 34 như sau:
“2. Xác định tiền chậm nộp tiền thuế
a) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
b) Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.
Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014 (tờ khai đã nộp đúng hạn cho cơ quan thuế), thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/9/2014 và ngày 21/9/2014 là ngày nghỉ). Ngày 20/8/2016, người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/8/2016, số tiền chậm nộp phải nộp là 34,08 triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:
- Từ ngày 23/9/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
- Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày: 100 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng.
- Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp là 547 ngày: 100 triệu đồng x 0,05% x 547 ngày = 27,35 triệu đồng.
- Từ ngày 01/7/2016 đến ngày 20/8/2016, số ngày chậm nộp là 51 ngày: 100 triệu đồng x 0,03% x 51 ngày = 1,53 triệu đồng.
c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Người nộp thuế C nợ thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/8/2013. Ngày 26/8/2013, người nộp thuế nộp số tiền trên vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 06 ngày, được tính từ ngày 21/8/2013 đến ngày 26/8/2013.
Ví dụ: Người nộp thuế D được cơ quan thuế quyết định gia hạn nộp thuế đối với khoản thuế GTGT 50 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 20/5/2014, thời gian gia hạn từ này 21/5/2014 đến ngày 20/11/2014. Ngày 21/11/2014, người nộp thuế nộp 50 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 01 ngày (ngày 21/11/2014).
Ví dụ: Cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế đối với người nộp thuế E. Ngày 15/4/2014, cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế với số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 14/5/2014. Ngày 30/5/2014, người nộp thuế nộp 500 triệu đồng vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp là 16 ngày, được tính từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/5/2014.
d) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu hồi nợ thuế thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế; thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đến ngày cơ quan thuế lập biên bản kê biên tài sản.
Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu tài sản bán đấu giá cho người mua theo quy định của pháp luật mà cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản không nộp tiền thuế vào NSNN thì cơ quan chức năng có thẩm quyền bán đấu giá tài sản phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày tiếp theo ngày chuyển giao quyền sở hữu tài sản đến ngày nộp thuế vào NSNN.
Không tính chậm nộp trong thời gian thực hiện các thủ tục đấu giá theo quy định của pháp luật.
e) Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày (hoặc mức phù hợp quy định của văn bản pháp luật từng thời kỳ) từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến hết ngày 30/6/2016 và theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày 01/7/2016 đến ngày người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước.”
Trong trường hợp này, nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng của công ty bạn là quý 3/2017 tức là ngày cuối cùng nộp khai thuế là ngày 30/10. Tính đến thời điểm ngày bạn nộp tiền thuế là (a) ngày và căn cứ ở điều luật trên kể từ ngày 1/7/2016 mức áp dụng là 0,03% do đó :
Số tiền chậm nộp thuế = (a)*0,03%
Các trường hợp không tính tiền chậm nộp thuế
Theo khoản 5 Điều 59 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
– Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
– Các trường hợp không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; chưa có giá chính thức; chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan. Cụ thể:
Hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp
Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
Hàng hóa có khoản thực thanh toán,
Hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
Lưu ý:
– Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định.
– Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
– Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức xử phạt khi chậm nộp tiền thuế chuyển nhượng nhà đất năm 2023
- Hướng dẫn nộp tiền thuế môn bài như thế nào?
- Cách nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu qua mạng nhanh
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chậm nộp tiền thuế thì bị xử lý như thế nào” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Luật sư tư vấn thừa kế. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thuờng gặp
Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác do đây cũng là một khoản chi của doanh nghiệp. Các quy định được thống nhất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Để qua đó có thể thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định, thủ tục nhà nước ban hành.
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.36 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, tiền chậm nộp thuế là một khoản phạt về vi phạm hành chính. Được xác định trong nghĩa vụ phải thực hiện, căn cứ trên mức tính tiền chậm nộp. Để có thể đảm bảo hiệu quả thực hiện các nghĩa vụ chậm nộp. Cũng như mang đến giá trị thuế phải thực hiện cao hơn so với nộp thuế đúng hạn.
Do đó tiền chậm nộp thuế sẽ không được coi là chi phí được trừ hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp. Kế toán cần loại bỏ chi phí này để tính số thuế TNDN phải nộp chính xác. Phản ánh đúng các giá trị trong nghĩa vụ thực tế trên cơ sở của các báo cáo tài chính và công việc chuyên môn của kế toán.
Ngoài tiền chậm nộp thuế, tiền chậm nộp BHXH cũng được hạch toán vào tài khoản chi phí khác. Các chi phí này được thực hiện trong nhu cầu bắt buộc, không sử dụng với ý nghĩa thu nhập trong doanh nghiệp. Cũng như không tham gia vào tìm kiếm các lợi ích đầu tư, kinh doanh. Đương nhiên sẽ không được coi là chi phí tính thuế TNDN.
Dưới đây là cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế:
– Phản ánh số tiền phạt nộp chậm, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác.
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
– Khi nộp tiền vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Có TK 111, 112.
– Lưu ý: Khoản tiền phạt chậm nộp cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác
Trong đó, các quy định pháp luật xác định cách hạch toán, phương thức và tài khoản hạch toán. Kế toán doanh nghiệp cần thực hiện nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ trong hoạt động doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo Mục 1 và Mục 2 nêu trên và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý thuế 2019.
Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp (khoản 4 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019).
Căn cứ tại khoản 6 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật Quản lý thuế 2019.
Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm (khoản 7 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019).
Tại khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo Mục 1 nêu trên được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế 2019.