Mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi-con nuôi là một mối quan hệ có thể thay đổi được. Nếu có căn cứ chấm dứt quan hệ thì cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có thể thực hiện việc chấm dứt mối quan hệ này. Vậy, thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi mới nhất năm 2021 được thực hiện như thế nào? Sau đây, Phòng tư vấn Luật Hôn nhân của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chấm dứt việc nuôi con nuôi là gì?
Nhận con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa người nhận con nuôi và người được nhận nuôi. Trong đó, cha mẹ nuôi là người nhận con sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Hiện nay, pháp luật và nhà nước khuyến khích các gia đình nhận con nuôi; đặc biệt là trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em tại các trại trẻ mồ côi, cô nhi viện… Từ đó, giúp những trẻ em này có được cuộc sống tốt hơn, được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, mối quan hệ cha mẹ con nuôi có thể bị ảnh hưởn, dẫn tới chấm dứt mối quan hệ này. Nếu không thể tiếp tục, bạn phải thực hiện thủ tục chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi với cơ quan nhà nước.
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Các căn cứ cho việc chấm dứt nuôi con nuôi bao gồm các trường hợp sau:
Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ cha mẹ con nuôi.
Con nuôi bị kết án về một trong các tội như: cố ý xâm phậm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi; hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
Cha mẹ nuôi bị kết án về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.
Lợi dụng việc cho con nuôi đẻ vi phạm quy định về dân số. Lợi dụng việc nuôi con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số để hưởng ưu đãi của nhà nước.
Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống.
Nếu thuộc một trong các trường hợp này, cha mẹ nuôi có thể chấm dứt quan hệ; hoặc con nuôi có thể chấm dứt quan hệ với cha mẹ nuôi.
Hồ sơ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Hồ sơ xin chấm dứt quan hệ cha mẹ con nuôi, bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Sổ hộ khẩu.
- Chững minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy tờ pháp lý tương đương.
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu chấm dứt quan hệ cha mẹ con nuôi là có căn cứ và hợp pháp (nếu có).
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mới cập nhật năm 2021
Thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành
Trình tự chấm dứt việc nuôi con nuôi
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ, bạn cần:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi hoặc con nuôi đang cư trú, làm việc.
Bước 2: Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu.
Tòa án cấp huyện sẽ triệu tập bạn để nộp tiền lệ phí giải quyết yêu cầu. Sau khi tiến hành xong các thủ tục trên, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu. Nếu có căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi thì Tòa án có thẩm quyền ra quyết định giải quyết yêu cầu của bạn. Khi đó, mối quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi sẽ được chấm dứt.
Hãy liên hệ khi có nhu cầu: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Con nuôi có quyền hưởng thừa kế của người để lại di sản thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi như con ruột. Một người con nuôi có thể hưởng các phần di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Nói xấu người khác là hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Đây là quyền của mỗi người và được pháp luật bảo vệ. Do đó, noí xấu, bêu rếu con nuôi trên mạng là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính; nếu nặng hơn có thể xử lý hình sự.
Con nuôi không đăng ký mà bố mẹ nuôi có chia phần di sản thừa kế thì bán sẽ được nhận theo phần đã được chia. Nhưng nếu bố mẹ nuôi không để lại di chúc và chia theo pháp luật; do bạn không được đăng ký nên sẽ không được chia.
Thứ tự ưu tiên lần lượt là:
Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.