Hiện nay, viên chức là đối tượng làm việc theo hợp đồng làm việc. Trong đó có hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Theo đó, tùy vào từng loại hợp đồng làm việc viên chức ký với đơn vị sự nghiệp công lập mà người này được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (hay còn gọi là chủ động xin nghỉ việc khi chưa hết thời hạn hợp đồng).
Tham khảo bài viết về chủ đề “Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức như thế nào?” của Luật sư X.
Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức
Điều 29 Luật Viên chức quy định những trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
- a) Viên chức có 2 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
- b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 và Khoản 1 Điều 57 của Luật này;
- c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 6 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
- d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
- đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
(Ngoài ra, Khoản 4 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 bổ sung một trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự).
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 như sau:
“4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”
Đồng thời, căn cứ Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về giải quyết thôi việc đối với viên chức như sau:
– Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Về thủ tục giải quyết thôi việc được quy định tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
– Thủ tục giải quyết thôi việc:
+ Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định.
Những chế độ trợ cấp khi viên chức thôi việc
Khi thôi việc, viên chức được hưởng chế độ thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
– Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bị buộc thôi việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
+ Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, chế độ viên chức được hưởng bao gồm: trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Viên chức có được hưởng lương khi đang bị tạm giam, tạm giữ không?
- Mẫu hợp đồng viên chức không xác định thời hạn mới năm 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, công ty tạm ngưng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy trích lục khai tử, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức nêu rõ, viên chức trong trường hợp sau có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước bằng văn bản cho đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:
– Thông báo trước ít nhất 45 ngày trước khi nghỉ việc;
– Nếu bị ốm đau hoặc tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục: Thông báo trước ít nhất 03 ngày.
Nếu nghỉ việc trái luật, viên chức có thể phải bồi thường chi phí đào tạo bởi theo khoản 3 Điều 35 Luật Viên chức 2010 và theo Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn