Xin chào Luật sư. Tôi là lao động nữ đang trong thời gian nghỉ theo chế độ thai sản. Tôi có ký hợp đồng lao động, tuy nhiên tôi muốn chấm dứt đồng khi đang nghỉ thai sản có được không? Tôi rất mong được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư giúp tôi về vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Chấm dứt hợp đồng khi đang nghỉ thai sản có được không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Chấm dứt hợp đồng khi đang nghỉ thai sản có được không?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Lao động 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Cụ thể như sau:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động khi đang nghỉ thai sản. Tuy nhiên, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Theo quy định này, nếu bạn có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và phải thông báo cho cho phía bên người sử dụng lao động biết về việc theo yêu cầu của cơ sở khám, chữa bệnh là phải nghỉ việc.
Trong trường hợp không đưa ra được những căn cứ này hoặc không có những căn cứ này mà muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo quy định khoản 3 Điều 34 Luật Lao động hoặc nếu không thỏa thuận được với bên người sử dụng lao động thì phải chờ hết hạn hợp đồng mới được xin nghỉ việc, nếu vẫn tự ý nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng thì việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40 của luật này.
Người sử dụng lao động có phải ký tiếp hợp đồng với lao động nữ nghỉ thai sản khi đến hạn?
Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi,…
Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động hết hạn thì lại hoàn toàn khác. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019.
Như vậy, nếu trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì hợp đồng này sẽ chấm dứt, trừ trường hợp lao động nữ đó đang là thành thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.
Dù không buộc ký hợp đồng mới nhưng khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động cũng dành cho lao động nữ sự ưu tiên như sau:
“Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.”
Theo đó, lao động đang nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới. Nhưng có ký hợp đồng mới hay không thì vẫn phụ thuộc vào người sử dụng lao động.
Nếu không ký hợp đồng mới khi đến hạn, người sử dụng lao động phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động (theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019).
Và khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán những tiền liên quan đến lợi ích của người lao động như tiền lương, trợ cấp thôi việc,… Đồng thời phải thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại các giấy tờ cho người lao động.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Chấm dứt hợp đồng khi đang nghỉ thai sản có được không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến các dịch vụ như xin giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định:
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn, việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.“
Theo đó, nếu hết hạn hợp đồng trong thời gian đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội từ khi nghỉ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn. Còn thời gian hưởng thai sản sau khi hết hạn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.