Trong nhiều trường hợp có thể hạn chế quyền cư trú của cá nhân theo đúng quy định của pháp luật. Có nhiều trường hợp cho rằng cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà khi con có sai phạm hoặc con mình bất hiếu. Đó là quan điểm nhất thời hay do không am hiểu pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Theo quy định của pháp luật thì hành vi đuổi các thành viên ra khỏi nhà là hành vi vi phạm pháp luật. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề có vi phạm hay không thì cùng Luật sư X tìm hiểu thắc mắc qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp luật
Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;
Cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không?
Về việc buộc phải ra khỏi chỗ ở hợp pháp thì theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Cụ thể:
Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Như vậy, với hành vi đánh đập xua đuổi của bố bạn đối với hai anh chị em được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi thì hai chị em có thể liên lệ chính quyền địa phương để can ngăn hành vi hoặc xử lý vi phạm nếu đã có.
Xử lý vi phạm đối với hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà của bố mẹ
Hành vi buộc con cái rời khỏi nơi cư trú hợp pháp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự:
Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Theo đó, bạn có quyền tố cáo lên Cơ quan Công an địa phương để xứ lý và yêu cầu buộc bố mẹ bạn phải chấm dứt hành vi trên. Bởi bạn có các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khi nào thì quyền cư trú của công dân bị hạn chế
Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật cư trú Quyền về nơi cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây:
Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;
Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này;
Các trường hợp khác theo quy định của luật.
Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật dân sư Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cha mẹ có quyền đuổi con ra khỏi nhà không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch xây dựng,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ năm 2022
- Mẫu đơn tìm kiếm mộ liệt sỹ năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục thông tin về liệt sỹ 2023
Câu hỏi thường gặp
Không. Căn cứ vào quy định của pháp luật thì không có bất kỳ cá nhân nào có quyền đưa thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ. Nếu có hành vi đó thì sẽ bị xử phạt hành chính tuỳ trường hợp như sau:
Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Cha mẹ có hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà có thể bị xử lý vi phạm hành chính và trong trường hợp có hành vi dùng vũ lực và gây thương tích hoặc gây chết người thì căn cứ BLHS năm 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, cho dù con cái có bất hiếu hay có hành vi không thể chấp nhận được thì cũng không được đuổi con cái ra khỏi nhà.