Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Tôi có chung sống như vợ chồng với một cô gái; không có đăng ký kết hôn và có một đứa con. Sau khi sinh con, mẹ đứa bé đã bỏ nhà đi và tôi không thể liên lạc với cô ấy được. Con tôi hiện đang sống với tôi và chưa được làm giấy khai sinh. Vậy trường hợp này cha có được làm giấy khai sinh cho con không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Phòng tư vấn Luật dân sự của Luật sư X. Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Nội dung tư vấn
Cha có được làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Căn cứ Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Theo đó, trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha mẹ có nghĩa vụ khai sinh cho con nếu không sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/9 đã bỏ quy định phạt cảnh cáo; khi đăng ký khai sinh trễ hạn so với quy định pháp luật trước đó. Việc đăng ký khai sinh trễ hạn cho con sẽ không bị xử phạt. Nhưng để đảm bảo các quyền lợi của con; nên tiến hành đăng ký khai sinh cho con trong thời gian sớm nhất.
Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn; thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn.
Như vậy, với trường hợp của bạn, do bạn và mẹ đứa trẻ không đăng ký kết hôn; người mẹ đã bỏ đi không liên lạc được; nên bạn phải làm thủ tục nhận con; để có thể làm được khai sinh cho con. Tức là, theo quy định của luật, cha có được làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn.
Thủ tục nhận cha con và đăng ký khai sinh cho con
Theo Điều 15 Thông tư 04/2020 của Bộ Tư pháp, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con; thì UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh; và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Còn theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 04/2020 của Bộ Tư pháp, trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng; không đăng ký kết hôn và sinh con; mà người con đang sinh sống với cha; thì khi làm thủ tục nhận con, người cha không cần có ý kiến của người mẹ; trong tờ khai đăng ký nhận cha con.
Từ các quy định trên, bạn có thể thực hiện thủ tục nhận cha con; kết hợp khai sinh mà không cần sự có mặt của mẹ đứa trẻ; để ghi ý kiến trong tờ khai nhận cha con.
Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
– Tờ khai đăng ký khai sinh; tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu).
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh (như văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định như văn bản của cơ quan y tế; cơ quan giám định; hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước; hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con; quan hệ mẹ con (xét nghiệm ADN…). Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như đã nêu trên; thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con; và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Các giấy tờ này được nộp cho UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ để được giải quyết (trường hợp không có yếu tố nước ngoài).
Lúc này, nội dung Giấy khai sinh được xác định như sau:
– Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận; hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
– Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
– Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha; hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ; hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Hy vọng bài viết: “Cha có được làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?” của Luật sư sẽ giúp ích cho bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản sau:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Nơi cư trú;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; Năm sinh; Dân tộc; Quốc tịch; Nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Theo đó, mọi cá nhân đều phải được đăng ký khai sinh; đây không chỉ là quyền mà còn nghĩa vụ của cá nhân; tổ chức có thẩm quyền.
Trường hợp của bạn chỉ cần làm thủ tục bổ sung hộ tịch. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định:
“Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn; đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha; nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung; thì không phải làm thủ tục nhận cha, con; mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha; trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.”
Đồng thời, theo Điều 29 Luật Hộ tịch 2014 bạn cần nộp bộ hồ sơ đăng ký bổ sung hộ tịch bao gồm:
– Tờ khai đăng ký bổ sung hộ tịch (theo mẫu).
– Giấy khai sinh của con.
– Văn bản thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Xuất trình Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân của cha, mẹ.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng; công chức hộ tịch – tư pháp ghi nội dung bổ sung vào phần thông tin cha trong Giấy khai sinh; và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này; về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Việc kết hôn phải được đăng ký; và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này; và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp của bạn sẽ không được coi là đã đăng lý kết hôn; vì việc kết hôn theo quy định của pháp luật phải được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam; nữ thực hiện đăng ký kết hôn.( Kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện).