Mới đây, một cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự xong bị CLB trừ lương, chuyển xuống đội trẻ. Được biết, đây là Hậu vệ Đào Tấn Lộc của câu lạc bộ B.Bình Dương nhận được lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cầu thủ này đã thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện dự bị một thời gian ngắn rồi trở về CLB B.Bình Dương tiếp tục công việc. Tuy nhiên, anh lại bị câu lạc bộ ra quyết định kỷ luật vào ngày 18-4, trừ 80% lương và chuyển xuống đội trẻ với lý do tự ý nghỉ việc. Mặc dù đã giải thích với lãnh đạo đưa kèm lệnh gọi công dân nhập ngũ và xác nhận của Ban chỉ huy quân sự nhưng không được chấp nhận.
Với hành động xử phạt cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự về lý do tự ý nghỉ việc của CLB Bình Dương là xử lý chưa thoả đáng, chua đúng vói quy định pháp luật đề ra. Cùng Luật sư X tìm hiểu câu chuyện này qua bài viết dưới đây để biết được cách xử lý xác đáng nhé!
Cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự xong bị CLB trừ lương, chuyển xuống đội trẻ
Thực hiện chiến lược trẻ hóa, CLB B.Bình Dương đẩy lên đội 1 nhiều cầu thủ trẻ do chính mình đào tạo. Trong đó, hậu vệ Đào Tấn Lộc được đẩy lên thi đấu kể từ V-League 2020. Nhưng đến V-League 2022, hậu vệ cao 1m81 này lại không có mặt.
Tấn Lộc kể đầu năm 2022, anh nhận được lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Anh thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện dự bị một thời gian ngắn rồi trở về CLB B.Bình Dương trình diện và tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, Tấn Lộc lại bị CLB ra quyết định kỷ luật vào ngày 18-4, trừ 80% lương và chuyển xuống đội trẻ với lý do tự ý nghỉ việc.
Cầu thủ này đã giải thích với lãnh đạo CLB, đưa kèm lệnh gọi công dân nhập ngũ và xác nhận của Ban chỉ huy quân sự nhưng không được chấp nhận. Khi nhận quyết định kỷ luật, tôi cũng đã gởi rất nhiều văn bản đến CLB để được xem xét lại nhưng cũng không nhận được câu trả lời nào.
Thời gian đầu bị kỷ luật, cầu thủ 24 tuổi này bị tập ở đội U13. Thấy tội, các huấn luyện viên tuyến trẻ xin Tấn Lộc lên tập với đội U17 cho đến giờ.
Kiên nhẫn tập ở đội trẻ và không bỏ cuộc, Tấn Lộc gởi đơn khiếu nại lên Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hôm 12-5. Kết quả là sau thời gian xem xét hồ sơ, VFF hôm 2-11 ra quyết định xử Tấn Lộc thắng kiện. Cụ thể, VFF yêu cầu CLB B.Bình Dương hủy bỏ thực hiện kỷ luật đối với Đào Tấn Lộc, trả đủ tiền lương từ tháng 4 cho cầu thủ theo hợp đồng lao động số 5 cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu.
Mặc dù vậy, CLB B.Bình Dương vẫn không thi hành quyết định của VFF, buộc Tấn Lộc phải đưa câu chuyện của mình lên Facebook cá nhân vào tối 15-11 để cho mọi người hiểu.
Điều 32 Bộ luật lao động 2012 cho biết người lao động khi tham gia vào nghĩa vụ quân sự thì sẽ được hỗ trợ thực hiện hoãn hợp đồng lao động đã được ký kết trước đó. Đồng thời, người sử dụng lao động phải nhận người lao động đã hoàn tất thủ tục tại ngũ.
Nếu bạn thuộc diện được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể làm thủ tục như sau:
- Chuẩn bị bản chính Đơn xin được tạm hoãn nhập ngũ trong thời bình.
- Giấy xác nhận hoàn cảnh, sức khỏe hoặc các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh người lao động thuộc diện đối tượng được hoãn nhập ngũ trong thời bình.
Sau khi chuẩn bị đủ thủ tục hồ sơ bạn sẽ đến nộp tại UBND cấp xã để giải quyết. Trong trường hợp bạn đã gửi đơn hợp lệ nhưng Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết hoãn thì phải làm sao? Lúc này bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện.
Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo quy định của Luật Nghĩa Vụ Quân Sự 2015, tại Điều 30 có ghi rằng, công dân đủ 18 tuổi đến 25 tuổi sẽ phải thực hiện đi Nghĩa Vụ Quân Sự. Đối với sinh viên đang theo học chính quy tại các trường Đại học hay Cao Đẳng thì có thể tạm hoãn đến năm 27 tuổi.
Đối với người đang có hợp đồng lao động thì vẫn có thể được xét tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự nếu thuộc vào các diện sau:
- Người lao động là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân bị mất khả năng lao động hoặc thân nhân chưa đến tuổi lao động.
- Người lao động là lao động duy nhất trong gia đình bị thiệt hại nặng nề về tài sản và người trong các thiên tai, tai nạn, dịch bệnh nguy hiểm. Điều này phải được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Có xác nhận chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ. Bản xác nhận này phải được Hội Đồng khám sức khỏe Nghĩa Vụ cấp.
- Lao động thuộc diện di dân, giãn dân đến các xã đặc biệt khó khăn theo các dự án về kinh tế – xã hội của Nhà Nước, có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên cấp.
- Người lao động là cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong được lệnh điều động đến công tác tại các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có anh chị em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ hoặc là hạ sĩ quan, chiến sĩ Công An Nhân Dân.
- Người lao động là con của liệt sĩ hoặc thương binh hạng 1.
Trừ những trường hợp trên đây thì những người vẫn nằm trong độ tuổi quy định định đề phải chấp hành thực hiện lệnh gọi nghĩa vụ quân sự.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đi nghĩa vụ quân sự
Theo Bộ luật lao động 2012, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đi nghĩa vụ quân sự như sau:
Quyền
Người sử dụng lao động hợp pháp được phép giao kết hợp đồng lao động theo thời vụ. Hoặc ký kết hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Như vậy, người sử dụng lao động có thể thay thế tạm thời lao động đang đi nghĩa vụ quân sự. Nội dung này đã được trình bày tại Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012. Mục đích là để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động hợp pháp.
Nghĩa vụ
Bên cạnh quyền thì người sử dụng lao động cũng có những nghĩa vụ phải thực hiện. Những nghĩa vụ này được ghi lại Bộ luật lao động 2012, Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động phải làm thủ tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
- Chịu trách nhiệm tạm ứng tiền lương tương đương với số ngày mà người lao động tạm thời nghỉ việc. Số tiền này được giới hạn từ 01 tuần trở lên. Tuy nhiên, tối đa sẽ không quá 01 tháng lương. Bên cạnh đó, người lao động cũng không phải trả lại số tiền tạm ứng này.
Sau khi người lao động kết thúc quá trình phục vụ nghĩa vụ trở về sẽ có những nghĩa vụ sau:
- Nhận lại người lao động trở lại làm việc. Tuy nhiên, nếu quá 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng mà người lao động không đến nơi làm việc thì phải có sự thỏa thuận, thông báo từ trước với người sử dụng lao động. Đồng thời, phải được người sử dụng lao động chấp thuận.
- Có trách nhiệm bố trí lại công việc cho người lao động đã xuất ngũ trở về công tác. Trong trường hợp đã hết hạn hợp đồng thì 2 bên có thể thỏa thuận công việc mới. Hoặc người lao động có quyền chuyển việc nếu 2 bên không tiếp tục ký kết gia hạn.
Mời bạn xem thêm:
- Các trường hợp tạm ngừng nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?
- Dự bị nghĩa vụ quân sự bao nhiêu ngày?
- Viên chức có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cầu thủ đi nghĩa vụ quân sự xong bị CLB trừ lương, chuyển xuống đội trẻ“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ ly hôn với người nước ngoài Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định tạm ứng tiền lương như sau:
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các đối tượng được ưu tiên trong khi thi tuyển vào công chức như sau:
Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.