Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm yếu tố gì?

Lò Chum by Lò Chum
Tháng 4 13, 2022
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm?
  2. Thông tin liên hệ
  3. Câu hỏi thường gặp:

Vi phạm pháp luật là những hành vi mà có thể đe dọa; hoặc gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp; chính đáng của cá nhân, tổ chức, xã hội. Theo đó khi nghiên cứu về vấn đề này; nhiều người vẫn chưa rõ về nội dung cụ thể về cấu thành vi phạm pháp luật? để có thể xác định về vi phạm pháp luật hình; dân sự hay hành chính từ đó đưa ra mức xử phạt hoặc khung hình phạt đúng với hành vi vi phạm pháp luật đó; và hiểu như thế nào về định nghĩa về vi phạm pháp luật ra sao? Cũng như cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm yếu tố nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới dây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015

Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi; do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện; xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Cấu thành vi phạm pháp luật có thể được hiểu là tất cả các yếu tố tổng hợp; về dấu hiệu pháp lý đặc trưng về một vi phạm pháp luật.

Để rõ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm; trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dưới đây nhé.

Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 yếu tố: Mặt khách quan; mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật:

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu; biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố:

  • Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội; là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra; hoặc đe dọa gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của; hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả; nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi; đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.
  •  Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.
  •  Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
  •  Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng; để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể; khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố:

 Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình; và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

  •  Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật; nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó; và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
  •   Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật; nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó; tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

  •   Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả; nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình; có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
  •  Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình; có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội; song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện; và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

       Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong; thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.

     Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng; mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm yếu tố gì?
Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm

Chủ thể vi phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật: là cá nhân; tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng; tùy thuộc vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Khách thể vi phạm pháp luật. Khách thể vi phạm pháp luật: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm phạm. Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố đánh giá; mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Là một trong những căn cứ để phân loại hành vi vi phạm pháp luật

Tóm lại, các dấu hiệu trên là cơ sở nhận diện; cấu thành vi phạm pháp luật, một hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống sẽ bị coi là vi phạm pháp luật; nếu chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. cụ thể như: các yếu tố như là độ tuổi; hành vi; chưa được quy định trong hệ thống pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm yếu tố gì?

Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm các yếu tố như:

Độ tuổi: là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực; đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó; gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận. Cho nên nếu chưa đủ độ tuổi theo quy định thì cũng không cấu thành nên vi phạm pháp luật. Và trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù đã đạt đến độ tuổi luật định; nhưng vì những lí do khác nhau dẫn đến bị mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi; nên cũng được coi là không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

Hành vi: Hành vi là xử sự của con người trong một điều kiên, hoàn cảnh cụ thể; biểu hiện bằng lời nói, thảo tác, cử chỉ nhất định; hoặc bằng sự thiếu vắng những thao tác, cử chỉ, lời nói nào đó. Phải có hành vi thực tế của chủ thể mới có cơ sở để xác định; có vi phạm pháp luật hay không. Vi phạm pháp luật không phải là suy nghĩ, ước mơ; giấc mơ của con người hay những sự biến xảy ra nằm ngoài ý thức của con người… Vi phạm pháp luật phải là kết quả của ý thức của con người; được thể hiện ra thế giới khách quan bằng hành vi thực tế cụ thể. Chính vì vậy; phải có hành vi vi phạm trên thực tế mới có thể cấu thành nên vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, không phải mọi trường họp chủ thể có hành vi trái pháp luật; cũng đều bị coi là có lỗi. Một hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng; được thực hiện trong trường hợp chủ thể không có sự lựa chọn nào khác; (bất kì ai trong điều kiện đó cũng chỉ có thể có sự lựa chọn như thế); hoặc trong trường hợp chủ thể bị mất tự do; ý chí thì chủ thể không bị coi là có lỗi; do vậy hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật.

Chưa được quy định trong hệ thống pháp luật: Một hành vi nào đó có thể gây ra; hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng nếu chưa được pháp luật quy định; thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Những hành vi trái đạo đức xã hội; trái với quy định của các tổ chức trong xã hội, trái phong tục tập quán… nhung không trái pháp luật không phải là vi phạm pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
  • Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
  • Tính quyền lực của pháp luật thể hiện như thế nào?

Câu hỏi thường gặp:

Các dấu hiệu nhận biết một hành vi là vi phạm pháp luật?

Thứ nhất, vi phạm pháp luật là hành vi thực tế của con người.
  Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.
 Thứ ba, vi phạm pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
 Thứ tư, vi phạm pháp luật luôn chứa đựng lỗi của chủ thể.

Hành vi trái pháp luật là gì?

Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật, được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi sau: Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; Không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện; Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Cấu thành vi phạm pháp luật không bao gồmCấu thành vi phạm pháp luật không bao gồm yếu tố gìNhững yếu tố không cấu thành vi phạm pháp luật?

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày

Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?

Giấy đề nghị thanh toán công nợ

Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ mới hiện nay

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x