Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, mở cửa nền kinh tế. Do đó, thương nhân nước ngoài có thể tham gia đấu thầu để thực hiện các dự án tại Việt Nam. Tuy nhiên, khác với nhà thầu trong nước, sau khi trúng thầu nhà thầu nước ngoài phải được cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Vậy, thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020);
Nội dung tư vấn
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, đủ điều kiện tham gia đầu thầu; đã trúng thầu và đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư. Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu; thi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Thứ hai, nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam. Trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng; và giá trị công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
Thứ ba, nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng bằng tiếng việt (theo mẫu).
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu; hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp. Nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt; và được công chứng, chứng thực.
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức. Và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp. Nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt; và được công chứng, chứng thực. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự.
Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến việc nhận thầu; bản sao có chứng thực. Hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu 2013);
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam; hoặc hợp đồng chính thức; hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện việc nhận thầu. Nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt; và được công chứng, chứng thực.
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu. Nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt; và được công chứng, chứng thực.
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án; hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng
Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài; thực hiện hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên.
Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài; thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Thủ tục cấp giấy phép
Nhà thầu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp Giấy phép hoạt động xây dựng theo thẩm quyền.
Nhà thầu có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại cơ quan nhà nước.
- Qua dịch vụ bưu chính.
- Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép (nếu có).
Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu bổ sung; sửa chữa nếu hồ sơ còn thiếu hoặc chưa phù hợp; đồng thời ra hướng dẫn bằng văn bản.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sẽ và xem xét; và cấp Giấy phép hoạt động xây dựng xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoặc từ chối cấp và nêu rõ lý do.
Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài; hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam
Tổ chức nước ngoài kinh doanh có các cơ sở thường trú hay không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hay không cư trú tại Việt Nam (nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam; hay có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận; hay cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức và cá nhân Việt Nam; hay giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài; nhằm thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu thì phải chịu thuế nhà thầu
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là một tổ chức kinh doanh thì phải nộp thuế GTGT và thuế TNDN.
Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân kinh doanh thì phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN.