Xin chào Luật sư. Gần đây, tôi muốn đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân. Nhưng do quá bận rộn nên tôi không có thời gian để đến cơ quan hành chính để làm thủ tục. Cho tôi hỏi, có thể cấp căn cước công dân online tại Hà Nội không? Cấp căn cước công dân online tại Hà Nội như thế nào? Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Trong bối cảnh cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, Chính phủ đã xác định và đang từng bước xây dựng xã hội số và nền kinh tế số; tạo tiền để để công dân được hưởng đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất các lợi ích trong cuộc sống. Thời gian qua, việc cấp căn cước công dân trực tuyến được xem là sự tiến bộ trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ hóa.
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân là gì?
Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật căn cước công dân 2014:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nói theo cách khác, Thẻ Căn cước công dân là một dạng Chứng minh nhân dân thế hệ mới, trong đó thể hiện các thông tin cá nhân của tất cả các công dân Việt Nam và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác.
Quy định về thẻ căn cước công dân
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…
Giá trị của thẻ căn cước công dân
Căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu; giấy chứng nhận kết hôn; sổ bảo hiểm xã hội,…
Trong tương lai, Căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu.
Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Thẻ Căn cước công dân sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử, giúp người dân loại bỏ khá nhiều loại giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày.
Cấp căn cước công dân online tại Hà Nội như thế nào?
Bước 1: Đăng ký, đăng nhập
Công dân truy cập vào trang chủ của Cổng dịch vụ công quốc gia để đăng ký tài khoản dịch vụ công theo hướng dẫn, sau đó đăng nhập để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Lựa chọn dịch vụ cấp căn cước công dân
Sau khi đăng nhập, công dân lựa chọn dịch vụ cấp căn cước công dân. Sau đó thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của trang Dịch vụ công.
Bước 3: Nộp hồ sơ trực tuyến
Sau khi thực hiện lựa chọn cấp căn cước công dân và thực hiện các yêu cầu, công dân đăng ký thủ tục bằng việc ấn vào mục “nộp trực tuyến”. Sau thao tác này, hồ sơ của công dân đã được chuyển đến cơ quan Công an có thẩm quyền.
Bước 4: Theo dõi kết quả
Trong thời gian đợi kết quả giải quyết hồ sơ của cơ quan Công an, công dân có thể truy cập vào Cổng dịch vụ công để theo dõi kết quả giải quyết hồ sơ (Đơn vị tiếp nhận? Cán bộ tiếp nhận? Hồ sơ được giải quyết đến bước nào?…).
Bước 5: Nhận kết quả hồ sơ
Công dân có thể đến cơ quan Công an nộp lệ phí và nhận kết quả theo lịch hẹn đã được thông báo; hoặc chuyển khoản lệ phí và nhận kết quả qua đường bưu điện.
Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân trực tiếp
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về “Cấp căn cước công dân online Hà Nội như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin và nhận được tư vấn về các vấn đề về tạm dừng công ty; thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Mã số căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Câu hỏi thường gặp
Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp ụng với công dân đổi thẻ:
+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên;
+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
Căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân, công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ Căn cước:
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;