Chào Luật sư, tôi mới phát hiện bạn thân của tôi đi cặp bồ với người đã có vợ. Dù tôi có khuyên ngắn thế nào nó cũng không nghe, nói rằng ông ta sẽ sớm ly dị vợ để cưới bạn tôi. Hôm qua bạn tôi còn bị đánh ghen tại cơ quan, ảnh hưởng từ công việc đến uy tín, danh dự. Cặp bồ với người có gia đình bị xử lý như thế nào? Hành vi trên có bị đi tù hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cặp bồ với người đã có gia đình là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức bị xã hội lên án và phê phán rất gắt gao. Vậy dưới góc độ pháp lý, cặp bồ với người đã có gia đình có chịu trách nhiệm gì không? Cặp bồ với người có gia đình bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ngoại tình là gì?
Ngoại tình là cụm từ dùng để nói về một người đã kết hôn nhưng lại có các hành vi tình dục, thân mật với người khác mà không phải là vợ/chồng hợp pháp của mình hoặc dùng để chỉ người độc thân nhưng lại có quan hệ tình cảm như vợ chồng với người đã kết hôn.
Cặp bồ với người có gia đình bị xử lý như thế nào?
Mức phạt khi cặp bồ với người có gia đình
Pháp luật Việt Nam vẫn luôn tôn trọng và bảo vệ mối quan hệ một vợ, một chồng. Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điểm khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình là:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Trong đó, chung sống với người đã có vợ, có chồng được giải thích cụ thể như sau:
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng
Cụ thể, khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01 năm 2001 hướng dẫn người đang có vợ/chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ/chồng chung sống với người mình biết rõ đang có chồng/vợ bị coi là chung sống như vợ chồng nếu sinh hoạt chung như một gia đình:
– Có con chung.
– Được hàng xóm, xã hội coi như vợ, chồng;
– Có tài sản chung;
– Đã được giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
Theo đó, nếu vi phạm trường hợp sống chung như vợ chồng với người đã có gia đình, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự:
Với người cặp bồ với người có gia đình
– Xử phạt hành chính: Từ 03 – 05 triệu đồng với hành vi đã có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người biết rõ đã có gia đình (căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
– Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
+ Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm: Làm người có gia đình phải ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm.
+ Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Vợ, chồng hoặc con của người đang có gia đình tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng mà vẫn duy trì.
Với người có gia đình cặp bồ
Tương tự như người cặp bồ, trong trường hợp này, người có gia đình cặp bồ cũng sẽ bị phạt hành chính từ 03 – 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Nếu việc chung sống như vợ, chồng này ở mức độ nặng hơn thì người có gia đình trong trường hợp này còn có thể bị phạt về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.
Chồng mua nhà xe cho bồ, vợ lấy lại bằng cách nào?
Thực tế có rất nhiều người chồng ngoại tình và dùng tiền là tài sản chung vợ chồng để mua nhà; xe cho bồ. Vậy các bà vợ liệu có cơ hội nào lấy lại được tài sản này không?
Để trả lời câu hỏi này; trước hết cần xem xét hai trường hợp:
– Tài sản chồng tặng cho bồ vẫn đứng tên người chồng và cô bồ chỉ được sử dụng mà không được sở hữu: Trong trường hợp này; nếu nhà; đất này được mua trong thời kỳ hôn nhân thì được xem là tài sản chung vợ, chồng.
Do đó; mặc dù chỉ có người chồng đứng tên nhưng vợ vẫn được quyền sở hữu; sử dụng bởi theo khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung sẽ thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng.
Đặc biệt, khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ; chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung
Do đó; nếu nhà; xe chồng mua cho bồ dùng nhưng vẫn đứng tên người chồng thì đây là tài sản chung vợ chồng và người vợ có quyền sử dụng; định đoạt tài sản này. Thậm chí; khi người vợ yêu cầu ly hôn thì trong đơn ly hôn; vợ có thể yêu cầu Tòa án phân chia nhà đất; xe này.
Vợ ngoại tình có kiện được không theo quy định?
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi; bổ sung năm 2017) thì tội vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định như sau:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ; có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng; có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ; chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ; một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
Nếu bạn khẳng định vợ bạn có quan hệ sống chung như vợ chồng với người đàn ông kia và vì chính lý do này mà gia đình bạn dẫn đến ly hôn thì bạn có thể làm đơn tố cáo vợ bạn và người đàn ông kia tội vi phạm chế độ một vợ; một chồng
Mời bạn đọc xem thêm:
- Đã ly hôn có đăng ký kết hôn lại được không?
- Có được đơn phương ly hôn khi không thể liên lạc với chồng?
- Vợ chồng không hợp nhau có phải là căn cứ ly hôn không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cặp bồ với người có gia đình bị xử lý như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu tra cứu tra cứu quy hoạch xây dựng; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; luật bay flycam của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục ly hôn khi có bằng chứng ngoại tình là thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình mà không thể hàn gắn được thì vợ, chồng có thể khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.