Thông thường mỗi lần vi phạm luật giao thông, Cảnh sát giao thông; Cảnh sát cơ động yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện và xuất trình giấy tờ xe để kiểm tra; có trường hợp còn yêu cầu mở cốp xe để kiểm tra. Vậy, Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe để xử phạt hay không? Khi nào thì Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe của người tham gia giao thông? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Nội dung tư vấn
Cảnh sát cơ động là những ai?
Cảnh sát cơ động là một cá nhân giữ chức vị nhất định; thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động của Bộ Công An Việt Nam thực hiện các chức năng; quyền hạn được giao để đảm bảo an ninh trật tự quốc gia; giữ gìn trật tự xã hội, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác; theo quy định của Luật hiện hành.
Cảnh sát cơ động gồm: Lực lượng đặc nhiệm;Lực lượng tác chiến đặc biệt;Lực lượng bảo vệ mục tiêu; Lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ. Tổ chức của Cảnh sát cơ động gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cảnh sát cơ động Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hiện nay, pháp luật quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc cơ bản, điều động … tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội.
Đồng phục của cảnh sát cơ động có màu xanh rêu đậm. Đội mũ bảo hiểm có logo dòng chữ CSCĐ. Được trang bị áo giáp, khiên chống đạn và súng trường.
Quy định về khám đồ vật, khám phương tiện giao thông
Cụ thể, Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật của người tham gia giao thông có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật nêu trên; phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành tiến hành kiểm soát; đơn cử như:
– Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng phòng cảnh sát trật tự;
– Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt;
– Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên; trạm trưởng trạm công an cửa khẩu…
Trong trường hợp đặc biệt; nếu căn cứ cho rằng không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủ;, thì ngoài trưởng phòng CSGT ra, chiến sĩ CSGT, cảnh sát cơ động đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe để xử phạt hay không?
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA; quy định về quyền hạn của cảnh sát giao thông trong việc thực hiện chức năng kiểm soát như sau:
Điều 8. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra các giấy tờ; liên quan tới người điều khiển và phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát phương tiên; bao gồm việc kiểm tra toàn diện phương tiện như số khung số máy của xe; màu sơn (so với giấy tờ xe), và gồm cả việc kiểm tra cốp xe.
Thực tế chỉ ra rằng, cốp xe là nơi lý tưởng để những đối tượng có thể cất giấy hung khí; hàng nóng, hàng cấm và các loại ma túy,…. Vậy nên, việc kiểm soát phương tiện của cảnh sát giao thông là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn; xử lý những đối tượng phạm tội. Tuy vậy, việc dừng phương tiện lại để kiểm tra; đôi khi lại gây ra phiền toái và mất thời gian cho người tham gia giao thông.
Cảnh sát cơ động có được dừng xe kiểm tra trước 22 giờ đêm?
Lực lượng không phải CSGT được quy định trong Luật giao thông đường bộ 2008 là lực lượng khác phối hợp phát hiện xử lý vi phạm trong địa bàn được phân công. Lực lượng “khác” ở đây là các đơn vị công an: CS113, CSCĐ, CSTT, CAP….
Căn cứ tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, đối tượng điều tra kiểm soát của lực lượng cảnh sát cơ động. Theo đó, không có quy định chiến sĩ CSCĐ chỉ được làm việc sau 22h đêm hay trước 22h đêm. Các chiến sĩ tùy theo chuyên đề tuần tra, kiểm tra của đơn vị để tiến hành hoạt động theo thẩm quyền. Trên thực tế, các chiến sĩ cảnh sát cơ động thường hoạt động tuần tra vào ban đêm, khi các hoạt động đua xe trái phép, các loại tội phạm như trộm cắp, buôn bán, trao đổi, vận chuyển ma túy xảy ra phức tạp.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe để xử phạt hay không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe dàn hàng ngang bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm d Khoản 1 Điều h Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về nội dung công khai của công an nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thì Chuyên đề của CSGT sẽ được công khai.
“d) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;”
Nếu chống đối không xuất trình giấy tờ làm cản trở công an giao thông làm nhiệm vụ thì có thể xử phạt hành chính theo Khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 6 Điều 33 Nghị định này.”