Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử lý như thế nào? không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Quyền học tập là quyền của mỗi con người; nên không một ai có thể ngăn cản. Cha mẹ; người thân có hành vi ngăn cản không cho con cái học tập chính là một hành vi vi phạm pháp luật; và có thể bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật một cách nghiêm minh.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử lý như thế nào? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Phổ cập giáo dục là gì?
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.
Quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
– Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
- Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi; và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
– Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
– Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục; và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
– Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục; và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Trách nhiệm của gia đình trong việc phổ cập giáo dục
– Tham gia góp ý mục tiêu giáo dục và kế hoạch giáo dục của nhà trường của cơ sở giáo dục thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
– Tham gia góp ý nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục về các biện pháp giáo dục; khen thưởng; kỷ luật học sinh; nắm bắt tình hình; và kết quả hoạt động chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục; dạy học học sinh để phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, giáo dục học sinh.
– Phối hợp với cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục, dạy học học sinh bảo đảm an toàn cho học sinh; tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm; hướng nghiệp, hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng; và các hoạt động giáo dục khác theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
– Phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh; và đảm bảo an toàn cho học sinh theo quy định của pháp luật.
– Giám sát các hoạt động của cơ sở giáo dục theo quy định tại Nghị định này; và các quy định khác của pháp luật.
Trách nhiệm của nhà trường trong phổ cập giáo dục
– Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức; hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; bảo đảm an toàn cho người dạy; và người học; thông báo về kết quả học tập; rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
– Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này.
Trách nhiệm của xã hội trong phổ cập giáo dục
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
- Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
- Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
- Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
- Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong phổ cập giáo dục
– Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
– Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
– Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non trong phổ cập giáo dục
– Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính.
Cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử lý như thế nào?
Cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử lý như thế nào? Theo quy định của Nghị định 04/2021/NĐ-CP thì:
Điều 29. Vi phạm quy định về phổ cập giáo dục
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập.
Như vậy hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt thuộc về:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Huyện.
- Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cấp Sở
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị xử lý như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Giáo dục chính quy là giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
– Giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
– Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
– Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
– Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
– Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
– Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả