Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự. Đây là một hoạt động quan trọng để tăng cường pháp chế; qua đó đảm bảo sự bảo vệ các quyền và tự do của công dân. Đây là giai đoạn mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác định xem có sự việc phạm tội hay không; để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Việc khởi tố vụ án hình sự phải dựa vào các căn cứ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp có các ” căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự”. Vậy đó là những căn cứ nào?, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này; cơ quan có thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm.
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên; mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền; căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không); các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện; đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố); vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lí để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải làm sáng tỏ những tài liệu đầu tiên; xác định hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm, thu thập những vật chứng; và những tình tiết có giá trị cho việc phát hiện tội phạm thì tiến hành khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định; yêu cầu định giá tài sản; trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang; thì giữ người hoặc bắt người trước khi khởi tố vụ án.
Nhiệm vụ khởi tố vụ án hình sự
Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố; phải xác định có sự việc xảy ra hay không; nếu có sự việc xảy ra phải xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm. Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố; hoặc không khởi tố vụ án, bảo đảm không tội phạm nào không bị phát hiện; không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan.
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm; hoặc có các căn cứ khác theo quy định của pháp luật thì ra quyết định không khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm; nhưng tính chẩt nguy hiểm cho xã hội không đáng kể…” (quy định tại Khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015); thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lí bằng các biện pháp khác.
Căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
– Không có sự việc phạm tội;
– Hành vi không cấu thành tội phạm;
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tội phạm đã được đại xá;
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết; trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
– Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226; của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”.
Không có sự việc phạm tội.
Điểm này được hiểu là không xảy trong thực tế sự việc mà có thể coi là tội phạm. Tuy nhiên, vấn đề khởi tố hay không khởi tố được đặt ra trước cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với tội phạm; và có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bởi có sự tố giác của công dân; hoặc có tin báo của cơ quan, tổ chức về sự việc mà họ cho là tội phạm; có thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong đó theo sự đánh giá của các cơ quan này là đã có hành vi phạm tội.
Những điều đó diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nhầm lẫn của người tố giác, có thể do khinh suất khi tiếp nhận thông tin; của cơ quan đã báo tin đến các cơ quan có thẩm quyền; mặc dù có sự việc xảy ra nhưng sự việc đó không có dấu hiệu tội phạm. Cũng có thể do vu khống, giả tạo. Đặc biệt có những trường hợp; những hiện tượng mà không thể phân biệt tội phạm hay không phải tội phạm; nếu không có kiến thức chuyên môn về khoa học hình sự như có người chết; nhưng không có các tội phạm có liên quan như bức tử, giúp đỡ người khác tự sát; không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng…
Hành vi không cấu thành tội phạm.
Trường hợp này được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra; nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể; quy định trong Bộ luật hình sự. Về mặt hình thức có thể có những hành vi có một số dấu hiệu giống như tội phạm; thậm chí có một số dấu hiệu đã được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó trong Bộ luật hình sự, nhưng không đầy đủ.
Để xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu; của cấu thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế; đã được thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội; nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại; chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự; thì hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể; nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội; như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh; bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa học… thì không thể bị khởi tố về hình sự.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người là căn cứ quan trọng để khởi tố về hình sự; đối với hành vi của họ và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự 2015; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự được hiểu chính xác là chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đối với những loại tội phạm cụ thể.
Theo quy định tại Điều 157 của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 12 của Bộ luật hình sự hiện hành; khi hành vi nguy hiểm cho xã hội do người chưa đủ 14 tuổi thực hiện; là có căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.
Cũng theo quy định tại các điều luật vừa nêu, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội; do người chưa đủ 16 tuổi thực hiện mà hành vi đó không phải là tội phạm rất nghiêm trọng; tức là chưa đến mức gây nguy hại rất lớn cho xã hội; mà mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với hành vi phạm tội ấy; là đến mười lăm năm tù, thì cho dù hành vi đó có được thực hiện một cách cố ý; cũng có căn cứ đê không khởi tố vụ án hình sự.
Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật.
Hành vi phạm tội của một người sau khi đã có bản án có hiệu lực của Toà án; tức là đã được phán quyết. Khi hành vi của một người đã được Toà án nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết; và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công lý về vấn đề; và sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã được xác lập. Đó là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.
Quyết định đình chỉ vụ án có thể là văn bản của Viện kiểm sát; hoặc Toà án nhằm chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự.
Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Điểm này hoàn toàn phù hợp và nhằm thực hiện quy định tại Điều 19, Bộ luật hình sự 2015; về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định hiện hành thì những người có hành vi phạm tội; nhưng đã qua những thời hạn nhất định nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; (không phải do người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã); thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội nào đó; được hiểu là thời hạn mà quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội cụ thể; của người đó còn hiệu lực áp dụng. Thời hạn đó được tính từ ngày phạm tội.
Tội phạm được đại xá.
Đối với những tội phạm được đại xá thì không được khởi tố vụ án hình sự. Đại xá đối với những tội phạm nhất định; là quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hình thức và mức độ đại xá được nêu rõ trong văn bản về đại xá. Trong văn bản đại xá có thể công bố vô tội, phóng thích; hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với một loại, hoặc một số loại can phạm nào đó. Có căn cứ để không khởi tố vụ án đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đại xá; kể cả những hành vi đã xảy ra trước khi văn bản đại xá được ban hành. Những vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố hay đang xét xử đều được đình chỉ.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Việc khởi tố vụ án sẽ dẫn đến khởi tố bị can; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt sẽ được áp dụng đối với người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ. Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết; trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; thì có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, bởi việc khởi tố đã không cần thiết nữa.
Trường hợp: không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại là một căn cứ độc lập không được khởi tố vụ án hình sự.
Bởi vì, trong trường hợp có căn cứ như quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự; (chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại; hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất); thì điều đó cũng được hiểu là nhà làm luật đặt ra đối với trường hợp này phải có đến hai điều kiện mới được khởi tố; chứ không phải quy định có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.
Hoặc trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm; thì vụ án phải được đình chỉ. Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Nhưng điểm này đã được quy định trong khoản 4, của Điều 157 này; (người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật).
Trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ; do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Trong trường hợp đó không có căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Đăng ký nhãn hiệu; Xin trích lục hồ sơ đất đai; lấy giấy chứng nhận độc thân; Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi thường gặp
– Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. Bởi vì, chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không.
– Khởi tố vụ án xác lập cơ sở pháp lí để cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra. Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số hoạt động được tiến hành trọng quá trình giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.
– Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc.
Theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì những cơ quan sau đây có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
+ Cơ quan điều tra;
+ Viện kiểm sát nhân dân;
+ Hội đồng xét xử
+, Đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lí của mình.