Phòng chống các loại dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid-19 nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, từ các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đến từng người dân. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới và khu vực, hiện nay một số địa phương đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được cấp phép ra đường trong trường hợp cho phép theo giấy đi đường mà cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Vậy, trong trường hợp Cán bộ ký giấy đi đường không hợp pháp bị xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giấy đi đường là gì?
Hiện nay, tại Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành khác; trong tình huống dịch bệnh phức tạp đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ. Trong tình huống, chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới được phép ra đường; và cũng cần giấy đi đường để đi qua các chốt kiểm soát.
Giấy đi đường là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời gian giãn cách để đảm bảo lưu thông cho các đối tượng được cho phép ra ngoài trong thời gian giãn cách xã hội. Nội dung của giấy đi đường là xác nhận về nơi công tác, một số nội dung khác cam kết về việc tuân thủ phòng, chống dịch Covid-19.
Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết:
– Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
– Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ.
– Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được phép hoạt động dưới đây.
Cán bộ ký giấy đi đường không hợp pháp bị xử lý như thế nào?
Ký giấy đi đường sai quy định là hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”; vi phạm tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ, cụ thể:
“Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.“
Như vậy, mức xử phạt hành chính có thể lên tới 10 triệu đồng cho hành vi này. Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức thì còn có thể bị xử lý kỷ luật theo Luật cán bộ và nội quy, quy định của cơ quan nơi công tác, làm việc.
Căn cứ điều 7 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức sử phạt người có thẩm quyền khi cấp giấy đi đường sai quy định:
Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Bị đình chỉ công tác vì ký giấy đi đường không hợp lệ
Hiện nay, ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng nhà chức trách cấp giấy đi đường không tuân theo quy định của pháp luật. Tối 16/8, UBND huyện Cẩm Xuyên công bố quyết định đình chỉ công tác 14 ngày đối với ông T.V.T, Phó chủ tịch xã Nam Phúc Thăng, và ông H.M.T, Phó chủ tịch xã Cẩm Thành.
Đầu tháng 8, nhiều người dân xã Nam Phúc Thăng và Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên đang làm việc tại các tỉnh phía Nam có gửi về hoặc ủy quyền cho người thân viết một số giấy tờ như “về khỏi vùng dịch”, “về quê chống dịch”, đưa đến trình lãnh đạo xã đóng dấu, xác nhận. Giấy sau đó được gửi từ quê vào lại các tỉnh phía Nam, người dân khi về quê sẽ dùng giấy này để qua chốt kiểm soát.
Thời điểm này người dân từ vùng thực hiện chỉ thị 16 không được phép về địa phương, việc ký những giấy tờ trên là trái quy định.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Cán bộ ký giấy đi đường không hợp pháp bị xử lý như thế nào?” Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0833.102.102.
Xem thêm:
- Ra đường không vì nhu cầu thiết yếu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường
- Đi giao thuốc có vi phạm lệnh cấm ra đường không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về y tế dự phòng. Mức xử phạt sẽ là 7,5 triệu đồng nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ
Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
Người sử dụng giấy đi đường giả có thể bị khép vào tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.