Chào Luật sư, tôi là một giáo viên đã về hưu được 01 năm, vợ chồng tôi chuẩn bị mua 01 mảnh đất ở ngoại thành Hà Nội và muốn tiến hành cam kết tài sản riêng trước khi mua đất nhưng vợ chồng tôi không am hiểu nhiều về pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện hành Cam kết tài sản riêng trước khi mua đất? Rất mong được Luật sư giải đáp. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cam kết tài sản riêng trước khi mua đất? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Cam kết tài sản riêng là gì?
Cam kết tài sản riêng (cam đoan tài sản riêng) thường được sử dụng để làm căn cứ xác định tài sản riêng của vợ/chồng (tài sản mua bán/chuyển nhượng bằng nguồn tài chính riêng của vợ/chồng) trong thời kỳ hôn nhân.
Văn bản cam kết tài sản riêng khi mua đất được hiểu là văn bản cam kết do vợ/chồng lập để xác nhận nguồn tiền/tài chính để chuẩn bị mua đất/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là nguồn tiền/tài chính riêng của người còn lại và vì được mua/nhận chuyển nhượng bằng tiền/nguồn tài chính riêng nên đây là tài sản riêng của vợ/chồng trong hôn nhân (Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Do đó, để có căn cứ nhanh chóng, chính xác nhất chứng minh tài sản chuẩn bị mua/nhận chuyển nhượng là tài sản riêng và để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận trên Giấy chứng nhận thì vợ chồng phải lập văn bản cam đoan tài sản riêng.
Cam kết tài sản riêng trước khi mua đất?
Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn/quy định cụ thể về việc công chứng/chứng thực văn bản cam kết tài sản riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng khi mua đất đều được công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật để nhằm mục đích tránh tranh chấp và không cần phải chứng minh về hình thức của văn bản cam kết, nội dung cam kết.
Sở dĩ thực tế thường công chứng/chứng thực văn bản cam đoan/cam kết tài sản riêng là bởi nếu văn bản này không được công chứng/chứng thực thì khó có thể xác nhận chữ ký, nội dung của văn bản là do vợ/chồng ký, lập trong trạng thái sức khỏe, tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, không bị đe dọa, cưỡng ép. Đồng thời, việc không công chứng/chứng thực văn cam đoan/cam kết tài sản riêng vợ chồng sẽ làm mất thời gian, công sức để chứng minh tính đúng đắn của văn bản với cơ quan Nhà nước, cơ quan có liên quan của bạn khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Do đó, khi thực hiện mua bán đất đai/chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vợ/chồng của bên mua/nhận tài sản lập văn bản cam kết tài sản/cam đoan tài sản riêng vợ chồng có công chứng/chứng thực.
Trình tự, thủ tục chung để thực hiện công chứng văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bước 1: Yêu cầu công chứng
Người yêu cầu công chứng văn cam kết tài sản riêng vợ chồng chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Dự thảo văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng (nếu có);
– Giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở của vợ/chồng;
– Giấy chứng nhận của tài sản chuẩn bị mua;
– Phiếu yêu cầu công chứng được lập theo mẫu của văn phòng (nếu được cung cấp trước);
– Các giấy tờ hợp pháp khác nếu công chứng viên có đề nghị chuẩn bị;
– Giấy chứng nhận kết hôn.
Người yêu cầu công chứng có thể yêu cầu công chứng văn bản này tại văn phòng công chứng/phòng công chứng có trụ sở tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất chuyển nhượng.
Bước 2: Công chứng viên thực hiện các công việc
– Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ yêu cầu công chứng;
– Giải thích rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và hậu quả pháp lý của các bên khi ký văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng;
– Nếu có căn cứ cho rằng việc yêu cầu công chứng, tinh thần, sức khỏe và sự tự nguyện của người yêu cầu công chứng không đúng quy định pháp luật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng sửa chữa, bổ sung, chứng minh, làm rõ. Nếu người yêu cầu công chứng không thể chứng minh, làm rõ hoặc không thể sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ yêu cầu cầu công chứng theo quy định pháp luật thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng;
– Trường hợp yêu cầu công chứng đảm bảo đúng, đầy đủ theo quy định pháp luật thì công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng sau khi đã để họ tự đọc lại văn bản/công chứng viên đọc cho họ nghe toàn văn văn bản này. Việc ký kết/điểm chỉ của người yêu cầu công chứng phải được thực hiện trước mặt công chứng viên thực hiện công chứng văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng;
– Công chứng viên lập lời chứng và chứng nhận nội dung, chữ ký/dấu điểm chỉ…của người yêu cầu công chứng theo quy định pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả cho người yêu cầu công chứng
Công chứng viên trả kết quả là văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cho người yêu cầu công chứng theo quy định.
Mua đất bằng tiền riêng trong thời kỳ hôn nhân có được đứng tên riêng không? Có bắt buộc nhập vào tài sản chung không?
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo đó nếu bạn dùng tiền riêng của mình (đã được xác định là tài sản riêng của mình) để mua đất, dù mua trong thời kỳ hôn nhân vẫn được xem là tài sản riêng của bạn. Vì đây là tài sản riêng của mình cho nên bạn hoàn toàn có quyền đứng tên riêng một mình trên giấy chứng nhận khi làm thủ tục chuyển nhượng.
Ngoài ra Điều 46 Luật này cũng có quy định về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:
“1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Tài sản riêng có nhập vào tài sản chung của vợ chồng hay không là do thỏa thuận, không có trường hợp nào bắt buộc. Nếu bạn muốn mảnh đất mình mua thuộc riêng của mình thì không cần phải nhập vào tài sản chung.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Cam kết tài sản riêng trước khi mua đất? Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Văn bản từ chối tài sản chung vợ chồng là văn bản được ký kết dựa trên sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Nội dung của văn bản thể hiện việc một bên vợ/chồng từ chối, không nhận tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình trong khối tài sản chung vợ chồng.
Văn bản này được ký kết giữa hai bên vợ chồng trên cơ sở tự nguyện. Đơn khước từ tài sản chung vợ chồng được thể hiện dưới dạng văn bản. Đối với những loại tài sản cần phải công chứng chứng thực thì đơn từ chối những tài sản đó cũng phải được công chứng chứng thực mới có giá trị pháp lý trên thực tế.
Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, theo đó, nếu đã là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Như vậy, trong một số trường hợp thì tại sản riêng của vợ, chồng thì người còn lại vẫn có quyền quản lý tài sản đó.
Quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.