Vừa qua tại sảnh chung cư tại một khu đô thị tại Hà Nội; xuất hiện một trường hợp cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác; đánh người phải nhập viện gây xôn xao dư luận. Vậy theo quy định hiện nay; hành vi cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác bị xử phạt như thế nào?
“Sự việc xảy ra tối 30/10; tại sảnh chung cư thuộc khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội); một nhóm 5-6 người đã xông vào sảnh chung cư tấn công người dân với hung khí. Vụ việc đã được camera an ninh trong tòa nhà ghi lại.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Học; Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết; đại diện chính quyền đã nắm được vụ việc và đang yêu cầu công an xác minh.
Theo thông tin ban đầu, người bị đánh là anh D.Đ.T; (một cư dân của khu đô thị Tân Tây Đô). Anh T. cho biết: “Tối 29/10, tôi đi làm về muộn và để tạm xe ở khu vực vườn hoa. Sau đó, khi tôi quay xuống lấy xe vào tối 30/10; thì có một người không rõ lai lịch đến nói ở đây không được đỗ xe”.
Theo anh T., khi anh lấy điện thoại ra quay người này thì bất ngờ các đối tượng cầm theo tuýp sắt đến tấn công anh. Khi anh T. chạy vào sảnh chung cư, khoảng 5-6 đối tượng đuổi theo tiếp tục đánh vào đầu, gáy khiến anh T. phải nhập viện.”
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác xử phạt ra sao?
Cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác có thể bị xử phạt về hành vi gây rối trật tự công công. Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Mức phạt hành chính hành vi cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác
Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, các hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ; phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích cho người khác;
– Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng khi gây rối trật tự công cộng thuộc một trong hai trường hợp:
Có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
Theo quy định trên, các hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 05 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác
Tội gây rối trật tự công cộng
Điều 318 Bộ luật Hình sự quy định; người nào gây rối trật tự công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạt tù từ 02 – 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Phạm tội có tổ chức;
– Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
– Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
– Xúi giục người khác gây rối;
– Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
– Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người phạm tội gây gối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù đến 07 năm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Tùy hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra thì sẽ có mức phạt tù tương ứng với tội này. Mức phạt tù cao nhất của tội này là từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Hành vi giết người bị phạt bao nhiêu năm tù?
Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội giết người cụ thể như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy theo quy định trên hành vi giết người có thể bị tử hình khi có hành vi giết người quy định tại Khoản 1; nếu không thuộc khoản 1 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
Giết vợ khi hòa giải tại tòa án bị xử lý như thế nào?
Làm ồn trong chung cư thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi chém chết vợ do mâu thuẫn có thể bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cầm hung khí đến chung cư truy sát người khác xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Căn cứ Khoản 2a Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi; trong đó có đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
Hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội làm nhục người khác.