Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu là biểu mẫu sử dụng trong các thủ tục thay đổi hộ khẩu và đăng ký tạm trú, tạm vắng. Vậy cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung trên
Căn cứ pháp lý
Thông tư 36/2014/TT-BCA
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu
Một trong những giấy tờ cần cung cấp khi người dân thực hiện các thủ tục về vấn đề hộ khẩu như thủ tục chuyển hộ khẩu, thủ tục đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú,.. là phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA, mẫu phiếu HK02 này được sử dụng khi có thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu.
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu dùng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu dùng trong trường hợp:
- Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
- Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
- Thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú;
- Xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú;
- Tách sổ hộ khẩu;
- Đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
- Cấp giấy chuyển hộ khẩu;
- Xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú;
- Gia hạn tạm trú;
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cho con mới sinh, cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cho người thuê trọ như thế nào? Luật sư X mời bạn theo dõi nội dung dưới đây
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cho con mới sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- | Mẫu HK02 ban hành theo TT số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 |
PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU CHO CON MỚI SINH
Kính gửi: …………………………….
I. Thông tin về người viết phiếu báo
1. Họ và tên (1): …………………………………………………………………. 2. Giới tính:…..
3. CMND số:………………….…………………….4. Hộ chiếu số:…………………………….
5. Nơi thường trú:………………………………………………………………………………………
6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………
………………………….…………………………………….. Số điện thoại liên hệ:…………..
II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
1. Họ và tên (1):………………………………………….……………………. 2. Giới tính:……..
3. Ngày, tháng, năm sinh:……/……/………………. 4. Dân tộc:……..5. Quốc tịch:………
6. CMND số:……………………………. 7. Hộ chiếu số:……………………………………….
8. Nơi sinh:……………………………………………………………………………………………….
9. Nguyên quán:………………………………………………………………………………………..
10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……………………………………………………………………..
11. Nơi thường trú:…………………………………………………………………………………….
12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………….
……………………………….……………..……………… Số điện thoại liên hệ:……………..
13. Họ và tên chủ hộ:……………………………..………….14. Quan hệ với chủ hộ:……..
15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (2):…………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
16. Những người cùng thay đổi:
TT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Nơi sinh | Nghề nghiệp | Dân tộc | Quốc tịch | CMND số (hoặc Hộ chiếu số) | Quan hệ với người có thay đổi |
……, ngày….tháng….năm… Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ (3) (Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên) | ……, ngày….tháng….năm… NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO (Ký, ghi rõ họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN (4):……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……, ngày…tháng…năm… TRƯỞNG CÔNG AN:……….. (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cho người thuê trọ
Khi nào cần dùng đến phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu?
Căn cứ theo khoản 2, Điều 3, Thông tư 36/2014/TT-BCA có quy định:
Điều 3. Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú
Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú (sau đây viết gọn là biểu mẫu) ký hiệu là HK, bao gồm:
1. Bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) được sử dụng để công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp:
– Khi làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
– Đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nhưng chưa khai Bản khai nhân khẩu lần nào;
2. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu là HK02) được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú. Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thì công dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú.
Như vậy, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu như:
– Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
– Thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú;
– Xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu;
– Đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú;
– Gia hạn tạm trú.
Khi có thay đổi những nội dung thông tin trong bản khai nhân khẩu thì công dân phải khai bổ sung bằng mẫu HK02 (mẫu trên) và chuyển cho cơ quan đăng ký, quản lý cư trú.
Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Điều 9, Thông tư 36/2014 của Bộ Công an hướng dẫn cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cụ thể:
Điều 9. Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
a) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;
c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;
b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
5. Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.
– Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:
+ Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
+ Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;
+ Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
– Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
– Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:
+ Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;
+ Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.
Ngoài ra, nếu người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới theo quy định pháp luật hiện nay ra sao?
- Thủ tục hủy thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trước khi tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý nào thì bạn cũng cần những hồ sơ nhất định; sau đó mới thực hiện những thủ tục tiếp theo. Thủ tục tạm trú, tạm vắng cũng vậy. Bạn cần lưu ý phải chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ và hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đầu tiên là chuẩn bị giấy tờ; tiếp theo bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo tạm trú, tạm vắng và tiến hành thủ tục theo yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Theo luật cư trú 2020 số 68/2020/Qh14 quy định như sau:
Nơi tạm trú: là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Tạm trú là ở tạm thời, không ở thường xuyên một cách chính thức trong khoảng thời gian xác định.