Trước khi khởi công xây dựng nhà ở, người dân cần phải làm thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Thêm vào đó, nếu bên cạnh đang có các công trình xây dựng khác chẳng hạn như nhà ở của hàng xóm thì bạn cần phải thỏa thuận với hàng xóm về vấn đề này. Việc làm này nhằm hạn chế tranh chấp khi không may xảy ra thiệt hại cho các bên. Vậy theo quy định, Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khi xây dựng nhà ở liền kề được quy định ra sao? Phải làm gì khi hàng xóm không cho xây nhà? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Có phải xin phép hàng xóm trước khi xây nhà không?
Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khi tiến hành xây dựng mới công trình trên đất, chủ sở hữu phải tiến hành xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công.
Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật này quy định về hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai được quy định tại Nghị định 53/2017 của Chính phủ như:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi Luật đất đai 2001, Luật đất đai 2003.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 2013, Luật sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP năm 1994, Nghị định số 61/CP năm 1994
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định 81/2001/NĐ-CP
3. Bản vẽ thiết kế xây dựng
4. Công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy khi xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, bên cạnh bản vẽ thiết kế ngôi nhà, bạn phải có bản cam kết bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề.
Như vậy, pháp luật chưa quy định về việc Xây nhà phải xin phép hàng xóm mà trước khi tiến hành xây nhà bạn phải tự cam kết về việc đảm bảo tính an toàn cho các công trình liền kề.
Tuy nhiên, trong trường hợp hàng xóm của bạn nhận thấy việc xây nhà của gia đình bạn không đảm bảo an toàn cho nhà họ hoặc có hành vi xây lấn vào lối đi chung… thì họ có quyền làm đơn tố cáo hoặc đơn yêu cầu xem xét lại tới UBND cấp phường để xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Điều đó có nghĩa, nếu việc xây nhà của bạn gây thiệt hại cho hàng xóm xung quanh bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ
Nguyên tắc khi xây dựng nhà ở liền kề
Chào bạn, khi xây dựng nhà ở mà liền kề có nhà ở khác, bạn phải đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc xây dựng nhằm đảm bảo tính an toàn, quyền và lợi ích của các chủ sở hữu những căn nhà liền kề.
Cụ thể về nguyên tắc tôn trọng quy tắc xây dựng được quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải:
– Tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn
– Không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định
– Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Như vậy, khi bạn xây nhà bạn phải đảm bảo an toàn cũng như khoảng cách phù hợp đối với nhà của hàng xóm xung quanh.
Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà
Bạn có thể tham khảo Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
————————–
…………………., ngày … tháng … năm ………
BIÊN BẢN CAM KẾT GIỮA 2 HỘ GIA ĐÌNH
(V/v bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng)
Địa điểm:………………………………………………………………………………………………………………
1. THÀNH PHẦN THAM GIA KÝ BIÊN BẢN
a) Đại diện gia đình ông/ bà …………………………………….(Gọi tắt là bên A)
– Ông /Bà: …………………………………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………..
b) Đại diện bên xây dựng lô đất số ………………………….(Gọi tắt là bên B)
– Ông/ Bà: ………………………………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
c) Đại diện tổ dân phố (Bên làm chứng)
– Ông/Bà: ……………………………………………………………..Tổ trưởng tổ dân phố…………………
– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………
2. THỜI GIAN KÝ BIÊN BẢN:
– Bắt đầu: ……giờ…..phút, ngày … tháng … năm …….
– Kết thúc: …..giờ…..phút, ngày … tháng … năm …….
– Tại: …………………………………………………………………………………………………………………………
3. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH BÊN A VÀ BÊN B
Từ ngày … tháng … năm ………, bên B tổ chức triển khai xây dựng công trình nhà ở trên mặt bằng phần tiếp giáp nhà bên A.
Để tránh tranh chấp giữa hai bên khi xây dựng công trình liền kề, bên A và bên B bàn bạc, thống nhất các điều khoản cam kết như sau:
4. CÁC ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT GIỮA BÊN B VỚI BÊN A:
Điều 1: Bên B cam kết xây dựng trên đúng diện tích được cấp phép, không mở các loại cửa sổ, chớp lật, thông gió, làm ô văng hoặc mái che mái vẩy lấn sang hoặc nhìn sang đất và nhà bên A.
Điều 2: Trong quá trình xây dựng nếu công trình của bên B có tác động xấu đến nhà bên A như: nứt, lún, nghiêng, bong tróc, biến dạng nền nhà, ngấm nước qua tường, đùn sủi hoặc các tác động ảnh hưởng đến kết cấu nhà của bên A thì bên B phải có trách nhiệm giám định, sửa chữa đền bù, khắc phục sự cố, trả về nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà của bên A. Mọi chi phí giám định, sửa chữa, đền bù do bên B hoàn toàn chi trả.
(Có kèm ảnh chụp cụ thể hiện trạng nhà bên A trước khi bên B tiến hành xây dựng kèm theo để làm đối chứng)
Điều 3: Bên B phải đảm bảo an toàn xây dựng, có che chắn công trình, không làm bụi bẩn ảnh hưởng đến các nhà liền kề trong đó có gia đình bên A.
Điều 4: Khi có sự cố xảy ra yêu cầu bên B phải có mặt ngay tại hiện trường để cùng bên A bàn bạc phương án giải quyết hợp lý.
5. KẾT LUẬN:
Bên A và bên B có trách nhiệm thi hành các điều khoản như trong cam kết, trong trường hợp tranh chấp không giải quyết sẽ đưa ra trước pháp luật để giải quyết tranh chấp theo luật định.Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, bên A, bên B và bên làm chứng mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LÀM CHỨNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
Tải về Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà
Bạn có thể tham khảo và Tải về Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà tại đây:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà
Nội dung của mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi phá/xây nhà thường có các vấn đề sau:
– Thông tin của đại diện là chủ nhà và hàng xóm tham gia ký biên bản.
– Hiện trạng công trình: liệt kê hiện trạng nhà ở, công trình liên quan. Thông tin này rất quan trọng để đối chiếu và có biện pháp xử lý nếu trong quá trình xây dựng có xảy ra các vấn đề ảnh hưởng đến tài sản của hai bên.
– Bản thỏa thuận dựa theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Bản thỏa thuận đồng thời là căn cứ để nếu có bất cứ hành vi vi phạm hoặc tranh chấp xảy ra thì có cơ sở dựa trên các điều khoản đã được ký kết để có giải pháp xử lý thích hợp.
– Một số điều cam kết về an toàn giữa 2 bên. Những điều cần lưu ý khi xây nhà liền kề với nhà của người khác bao gồm:
- Đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng liền kề;
- Bồi thường thiệt hại khi nhà liền kề bị sụt lún, nứt… do hoạt động xây dựng nhà của mình gây nên.
- Điều kiện được mở cửa sổ nhìn sang nhà liền kề. Theo quy định xây nhà liền kề của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, muốn làm cửa sổ nhìn sang nhà người khác cần có một số điều kiện như:
- Cửa sổ được mở khi không sát với ranh giới với nhà liền kề.
- Khoảng cánh giữa tường nhà mở cửa sổ với đất nhà liền kề là 2m.
- Mở cửa sổ cần có biện pháp phòng tránh nhìn trực tiếp vào nội thất nhà đối diện, kích thước phù hợp.
Phải làm gì khi hàng xóm không cho xây nhà?
Khi gặp trường hợp này, trước hết bạn cần xác định và đánh giá việc xây dựng nhà của bạn ảnh hưởng thế nào tới những ngôi nhà xung quanh. Chẳng hạn, việc xây nhà có làm lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ nhà bên cạnh hay không? Nếu có, thì việc họ ngăn cản bạn xây nhà bạn cũng nên xem xét cẩn thận, bởi nếu gây ra thiệt hại thì việc bồi thường sẽ rất tốn kém.
Tuy nhiên, nếu đã xác định việc xây nhà của mình không lấn sang đất hàng xóm, không làm ảnh hưởng tới các công trình lân cận, bạn nên ưu tiên thương lượng trước với hàng xóm để giải quyết khúc mắc. Các tranh chấp về đất đai luôn ưu tiên tự hòa giải với nhau trước tiên.
Trường hợp hòa giải vẫn không thành, đã xin được giấy phép xây dựng thì bạn cứ tiếp tục xây nhà, bởi đây là quyền lợi của bạn. Thủ tục xin giấy phép xây dựng – điều kiện để được xây nhà cũng không yêu cầu phải xin phép hàng xóm.
Theo Điều 169 Bộ luật Dân sự 2015, khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.Như vậy, nếu bạn thương lượng không thành bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi có đất hoặc cơ quan khác như Công an cấp xã nơi bạn cư trú giải quyết việc hàng xóm không cho bạn xây nhà.
Theo Điều 12 Luật Đất đai 2013, hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật bị nghiêm cấm.
Bởi vậy, người nào thực hiện hành vi bị cấm sẽ bị xử phạt.Theo quy định tại Nghị định 91/2019, người nào đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.
Với người đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
Trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng.
Đồng thời, các hành vi trên đều phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như thủ tục ly hôn ở xã. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nhà bạn ở thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì khi bạn xây dựng nhà cấp 4, bạn không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Tại Điều 250 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau:
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không được phép xây nhà để nước mưa chảy qua nhà người khác. Do đó, việc làm của hàng xóm nhà bạn là vi phạm pháp luật.
Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu rõ nguyên tắc tôn trọng quy tắc xây dựng khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân thủ các quy định sau:
Một là phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn;
Thứ hai là không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định;
Và thứ ba là không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Chính vì vậy, việc thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hộ gia đình còn lại đồng thời tránh những tranh chấp phát sinh xảy ra sau này.