Chào Luật sư, sau một khoảng thời thử việc tại vị trí trợ lý giám đốc tôi cảm thấy bản thân hoàn toàn không phù hợp và không thể hoàn thành tốt tất cả các công việc mà một trợ lý cần làm cho giám đốc của mình. Chính vì thế tôi định sẽ viết mail trình bày đơn xin nghỉ việc của bản thân nhưng do lần đầu làm việc này nên tôi không biết phải làm thế nào. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quyền xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam
Nghỉ việc trong quá trình lao động là một trong những quyền cơ bản của người dân tại Việt Nam kể cả bạn đang trong quá trình thử việc. Chính vì thế mà khi bạn đang trong quá trình thử việc thì bạn cần biết về các quyền xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam. Các quyền xin nghỉ việc trong thời gian thử việc được quy định như sau.
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam
Để có thể hoàn thành một chiếc mại gửi thư xin phép được nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam một cách tinh tế và lịch sự nhất thì bạn cần xác định được người bạn xin nghỉ việc là ai, đơn xin đã thể hiện được thông tin của bạn chưa, lý do xin nghỉ việc của bạn là gì và cuối cùng là lời cảm ơn đến quý cong ty, cấp quản lý đã hỗ trợ mình trong công việc.
Kính gửi: (Họ và Tên người quản lý) ……………………………………………………………….
– Tôi tên: (Họ và tên) ……………………………………………………………….
– Chức vụ: (Chức vụ hiện tại) ……………………………………………………………….
– Trình bày lý do nghỉ việc: (Viết diễn giải lý do nghỉ việc một cách lịch sự) ……………………………………………………………….
– Lời cảm ơn đến quý công ty và người quản lý trong công việc: ……………………………………………………………….
Kính mong (chức vụ cấp quản lý) ………………………………………………………………. chấp thuận với yêu cầu của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
(Kèm theo đơn xin nghỉ việc)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
Employee Name: ………………………………… (Họ & Tên) | Employee ID: ……………………………………………………. (Mã số nhân viên) | |||
Position: …………………………………………. (Chức vụ) | Department: ……………………… (Bộ phận) | Date: ……………….…… (Ngày làm đơn) | ||
Starting date: ………………………………………………………………………………………………………………… (Ngày vào làm) | ||||
Apply to resign from: ……………………………………………………………………………………………………… (Xin thôi việc từ ngày) | ||||
Reason (Lý do): ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………….. | ||||
Signature of application: (Chữ ký người viết đơn) | ||||
Approved (Chấp thuận) Not approved (Không chấp thuận) | ||||
By Leader By Head department | By People and Culture Manager | By Director | ||
Trưởng nhóm Quản lý bộ phận | Giám đốc Nhân sự | Tổng Giám đốc |
Trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động
Để có thể đảm bảo quá trình chấm dứt hợp đồng lao động được diễn ra một cách thuận lợi, các bên điều đảm bảo được các quyền lợi của mình trong suốt quá trình chấm dứt hợp đồng và sau này, pháp luật Việt Nam đã quy định về các trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam để các doanh nghiệp và người lao động tuân thủ.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
- Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Chấm dứt hợp đồng với người lao động có cần phải thông báo không?
Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật lao động 2019 quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật lao động.
– Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật lao động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc tại Việt Nam“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc muốn tư vấn pháp lý về đất trồng cây lâu năm chuyển sang thổ cư, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Không được trợ cấp thôi việc.
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
– Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
– Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
– Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.