Thừa kế là một thủ tục dân sự được thực hiện đối với tài sản của người đã mất. Thừa kế được chia làm hai loại là theo di chúc và theo pháp luật. Thủ tục thừa kế ngoài những quy định về hình thức, nội dung của bản di chúc thừa kế thì còn có những quy định về thời hiệu thừa kế. Thời hiệu thừa kế là khoảng thời gian đẻ chia di sản thưa kế. Đối với những loại tài sản, những loại di chúc khác nhau thì có thời hiệu thừa kế là khác nhau. Vậy cách tính thời hiệu thừa kế như thế nào? Thời hiệu thừa kế của bất động sản và động sản có khác nhau không? Luật sư X mời bạn đón đọc bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Căn cứ pháp lý
Thời hiệu thừa kế là gì?
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh Thừa kế năm 1990. Cũng tại Pháp lệnh này có quy định đối với các trường hợp thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thì thời hiệu khởi kiện tính từ ngày công bố Pháp lệnh (khoản 4 Điều 36). Ngày công bố Pháp lệnh là ngày 10/9/1990. Tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế đã quy định rõ là các trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì tính thời hiệu khởi kiện từ ngày 10/9/1990 (điểm b mục 10).
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế được xác định “kể từ thời điểm mở thừa kể’ và không có quy định riêng như Điểu 36 Pháp lệnh Thừa kế. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 thì cũng phải tính thời hiệu khởi kiện kể từ thời điểm mở thừa kế.
Loại thời hiệu thừa kế?
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định có 03 loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế gồm:
Thứ nhất, thời hiệu để chia di sản thừa kế: người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn theo quy định trên thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp:
+ Không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết đối với di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015 về việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tức là người có di sản để lại lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã và người công chứng sẽ ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên.
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu số tài sản dưới bất cứ hình thức nào không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với số tài sản đó thì mặc định sẽ thuộc về Nhà nước.
Thứ hai, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau thời hạn 10 năm mà người thừa kế không có dấu hiệu xác nhận thừa kế số tài sản đó hoặc làm thủ tục bác bỏ quyền thừa kế thì sẽ không được nhận thừa kế mà chuyển số tài sản đó cho Nhà nước, thuộc về quyền sở hữu của Nhà nước.
Thứ ba, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Người được quyền hưởng thừa kế dưới hình thức di chúc hay theo quy định pháp luật thì khi người có di sản để lại vẫn còn một số nghĩa vụ chưa hoàn thành thì người nhận thừa kế bắt buộc thực hiện nghĩa vụ đó.
Cách tính thời hiệu thừa kế
Thời điểm mở thừa kế?
Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, ngày bắt đầu tính thời hiệu là kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày theo sự xác định của Tòa án tuyên bố theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015.
Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Sau 03 năm, kể từ ngày Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
+ Trường hợp 2: Người mà Tòa án tuyên bố mất tích có thời gian biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, tính từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
+ Trường hợp 3: Người mà Tòa án tuyên bố chết bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, tính từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Trường hợp 4: Người mà Tòa án tuyên bố chết có thời gian biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Thời gian không tính vào thời hiệu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định như sau:
– Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Tuy nhiên, để được coi là sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định đó là sự kiện xảy ra một cách khách quan làm cho chủ thể không thể lường trước được hoặc không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Như vậy, để được coi là có trở ngại khách quan phải đáp ứng đủ các điều kiện ytheo quy định tức trở ngại phải là khách quan đối với chủ thể bị tác động bởi trở ngại đó khiến cho chủ thể không thể biết được quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong 02 trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong trường hợp trong thời hạn quy định mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và phân biệt một số trường hợp sau:
– Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc;
– Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo luận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ;
– Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung;
– Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, hết thời hạn quy định thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
– Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo theo trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
– Trường hợp không có người đang chiếm hữu tài sản thì di sản thuộc về Nhà nước.
Như vậy, từ những nội dung trên có thể thấy, đối với thời hiệu thừa kế thì sẽ được quy định tính từ thời điểm mở thừa kế đối với tài sản để lại. Pháp luật quy định lấy căn cứ là mốc thời gian đối với tài sản là động sản và đất động sản là khác nhau nên việc xác định thời điểm có thể xác lập quyền đối với tài sản cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong các trường hợp có khởi kiện về quyền thừa kế thì thời gian đó không tính vào thời hiệu.
Mời bạn xem thêm
- Cách tính thừa kế như thế nào theo quy định pháp luật
- Tranh chấp thừa kế nhà đất theo quy định 2023
- Tranh chấp thừa kế đất giải quyết thế nào năm 2023?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Cách tính thời hiệu thừa kế“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu để chia di sản thừa kế: người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn theo quy định trên thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Sau thời hạn 10 năm mà người thừa kế không có dấu hiệu xác nhận thừa kế số tài sản đó hoặc làm thủ tục bác bỏ quyền thừa kế thì sẽ không được nhận thừa kế mà chuyển số tài sản đó cho Nhà nước, thuộc về quyền sở hữu của Nhà nước.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Người được quyền hưởng thừa kế dưới hình thức di chúc hay theo quy định pháp luật thì khi người có di sản để lại vẫn còn một số nghĩa vụ chưa hoàn thành thì người nhận thừa kế bắt buộc thực hiện nghĩa vụ đó.