Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức? được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Do có sự thay đổi về cách tính thời gian dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức; nên đã có rất nhiều câu hỏi gửi về cho LuatsuX hỏi về; cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức như thế nào.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH
Định mức giờ giảng tại cao đẳng trung cấp
– Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
- Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
– Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
– Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
– Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.
– Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
- Hiệu trưởng: 30 giờ chuẩn/năm;
- Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm;
- Trưởng phòng và tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
- Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
- Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng: 80 giờ chuẩn/năm.
– Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
– Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Định mức giờ giảng trình độ sơ cấp
– Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
- Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng mô-đun, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
– Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
- Giám đốc: 30 giờ chuẩn/năm;
- Phó giám đốc: 40 giờ chuẩn/năm;
- Trưởng phòng hoặc tổ trưởng hoặc tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
- Phó trưởng phòng hoặc tổ phó hoặc tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
- Viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh: 80 giờ chuẩn/năm.
Chế độ giảm định mức giờ giảng
Nhà giáo làm công tác quản lý:
- Nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập: Được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;
- Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành: Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;
- Nhà giáo kiêm phụ trách thư viện: Được giảm từ 15% đến 30% định mức giờ giảng;
- Nhà giáo kiêm trưởng bộ môn và tương đương: Được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng;
- Nhà giáo là trưởng khoa, trưởng trạm, trại và tương đương: Được giảm 30% định mức giờ giảng; phó khoa, phó trưởng trạm, trại và tương đương được giảm 20% định mức giờ giảng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, số lượng nhà giáo, số lượng học viên, học sinh, sinh viên và quy mô của thư viện, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong quy định tại điểm c, điểm d khoản này.
Nhà giáo kiêm công tác Đảng, đoàn thể:
- Nhà giáo kiêm Bí thư Đảng ủy cấp cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc Bí thư Chi bộ cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Hội đồng trường, Hội đồng quản trị được giảm từ 20% đến 30% định mức giờ giảng; nhà giáo kiêm cấp phó các chức danh nêu trên hoặc thư ký Hội đồng trường, Hội đồng quản trị được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng. Tùy theo quy mô của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, số lượng các thành viên trong từng tổ chức, sau khi thỏa thuận với các tổ chức Đảng, đoàn thể, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong phạm vi quy định;
- Nhà giáo làm công tác công đoàn không chuyên trách trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được hưởng chế độ giảm định mức giờ dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Nhà giáo là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp trường được hưởng chế độ giảm định mức giờ giảng theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề;
- Nhà giáo kiêm nhiều chức vụ được giảm định mức giờ giảng ở mức cao nhất.
– Không giảm trừ giờ giảng được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
– Chế độ giảm giờ giảng đối với các nhà giáo khác:
- Nhà giáo tham gia học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá thời gian quy định được giảm 14 giờ/1 tuần học tập, bồi dưỡng;
- Nhà giáo trong thời gian tập sự được giảm 30% định mức giờ giảng;
- Nhà giáo là nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 15% định mức giờ giảng;
- Nhà giáo trong thời gian thai sản, chữa bệnh dài ngày được giảm định mức giờ giảng theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với thời gian phải thực hiện công tác giảng dạy được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 và điểm a khoản 1 Điều 7 cho từng cấp trình độ.
Cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức?
Cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức? Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH; thì chế độ dạy thêm theo quy định của pháp luật được quy định như sau:
– Trong năm học, nhà giáo, công chức, viên chức quản lý và viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 5 và Điều 8 của Thông tư 07 thì được tính là dạy thêm giờ.
– Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
– Đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy: số giờ dạy thêm không vượt quá 1/2 định mức giờ giảng quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư 07.
– Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách tính thời gian giảng dạy thêm dựa trên số giờ dạy vượt định mức?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để giải quyết tình trạng thừa giáo viên các cấp học phổ thông; ngày 11/8/2021; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có Công văn 3397/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn giải quyết vấn đề này.
Tại Công văn, Bộ giáo dục đào tạo đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo xây dựng phương án giải quyết phù hợp với từng đối tượng giáo viên; theo các phương án:
– Giáo viên do sức khỏe; độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác; không bảo đảm yêu cầu giảng dạy; thì xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học; hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định;
– Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu;
– Giáo viên có độ tuổi công tác, năng lực; và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu; thì tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng hai; bồi dưỡng chuyên môn; nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu; môn học tích hợp.
Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ cơ sở vật chất ở cấp Tiểu học để dạy 02 buổi/ngày (đủ 09 buổi/tuần).
Tại đây cũng lưu ý rằng việc thực hiện các phương án trên phải đảm bảo; công bằng, công khai, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên. Các địa phương bố trí kinh phí để hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều chuyển, sắp xếp.
Việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên được thực hiện trước ngày 20/10/2021; và báo cáo về Bộ Gáo dục và đào tạo; Bộ Nội vụ trước 15/11/2021; để làm cơ sở đề xuất bổ sung biên chế còn thiếu cho các địa phương.
Theo đó, chỉ xem xét, đề xuất bổ sung biên chế với các địa phương đã giải quyết được tình trạng thừa giáo viên; và đã sử dụng hết số biên chế được giao thì giáo viên có thể “nghỉ hưu sớm”.
Thời gian làm việc là độ dài thời gian; mà người lao động phải thực hiện nghĩa vụ lao động của mình trong quan hệ lao động căn cứ vào quy định của pháp luật; hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Theo Bộ luật lao động, thời gian làm việc trong điều kiện lao động; môi trường lao động bình thường là không quá 8 giờ trong một ngày; hoặc không quá 48 giờ trong một tuần; thời gian làm việc hàng ngày trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm được rút ngắn từ 1 – 2 giờ.
Ngoài các trường hợp giáo viên nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định pháp luật; các trường hợp còn lại giáo viên chỉ có thể nghỉ việc riêng không hưởng lương; và lưu ý rằng việc nghỉ phải được sự đồng ý của thủ trưởng bằng văn bản; và giao kế toán thực hiện chế độ lương theo quy định.
Do đó nếu giáo viên nghỉ việc riêng việc không thuộc quy định nghỉ hưởng chế độ; thì việc trừ lương là đúng quy định pháp luật; một số trường hợp đặc biệt có thể xin phép thủ trưởng bố trí dạy bù ở một số tiết trống khác.