Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Trang, vừa rồi khi ra đường tôi không đội mũ bảo hiểm nên đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Do tôi không mang đủ giấy tờ nên lực lượng chức năng mang xe tôi về đồn trước và hẹn tôi lên giải quyết sau. Hiện tôi đã có đủ giấy tờ và chuẩn bị lên giải quyết để lấy xe về, nhưng tôi có một băn khoăn không biết tính mức xử phạt vi phạm hành chính ra sao, để từ đó tôi có thể cầm lên đủ số tiền cần nộp phạt. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi cách tính mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Cách tính mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Vi phạm hành chính là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 giải thích:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Để biết một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là vi phạm hành chính hay không, cần phải xác định dựa trên các yếu tố:
– Có quy định xử phạt hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
– Một vi phạm hành chính bắt buộc phải có lỗi. Lỗi ở đây là trạng thái tâm lý đối với hành vi vi phạm. Trong đó, có 02 hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
+ Lỗi vô ý: Có đầy đủ khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do vô tình hoặc không cẩn thận dẫn đến vi phạm hành chính.
+ Lỗi cố ý: Biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hành chính ngăn cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện.
– Về chủ thể vi phạm hành chính: Có thể là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính là người không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức/điều khiển hành vi.
– Các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: An ninh trật tự, an toàn xã hội; trật tự, an toàn giao thông; y tế; tài chính; ngân hàng…
Cách tính mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không giảm quá mức tối thiểu của tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
– Tình tiết giảm nhẹ mức phạt hành chính
(i) Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(ii) Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
(iii) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
(iv) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
(v) Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
(vi) Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
(vii) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
– Tình tiết tăng nặng hình phạt
(i) Vi phạm hành chính có tổ chức;
(ii) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
(iii) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
(iv) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
(v) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
(vi) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
(vii) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
(viii) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;…
Như vậy, thông thường mức phạt vi phạm hành chính được tính theo công thức sau:
(Mức phạt tối thiểu + Mức phạt tối đa) : 2 = Mức phạt cụ thể
Ví dụ: Mức phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm theo điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông là từ 100.000 – 200.000 đồng thì mức phạt lỗi vi phạm này thông thường là 150.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ một số trường hợp sau đây có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm:
– Vi phạm hành chính về kế toán; phí, lệ phí; hóa đơn;
– Vi phạm hành chính về quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; kinh doanh bảo hiểm;
– Vi phạm hành chính về xây dựng; lâm nghiệp; thủy sản; bảo vệ môi trường; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; năng lượng nguyên tử; đất đai; đê điều; quản lý, phát triển nhà và công sở;
– Vi phạm hành chính về xuất bản; báo chí;
– Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; quản lý lao động ngoài nước.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp trên được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu tính từ thời điểm phát hiện vi phạm.
Riêng vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, vi phạm thủ tục thuế là 02 năm tính từ ngày người có thẩm quyền phát hiện nếu hành vi vi phạm đang được thực hiện hoặc tính từ ngày chấm dứt hành vi nếu vi phạm đã kết thúc.
– Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp/tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Tóm lại: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực không giống nhau. Tùy từng lĩnh vực, các vi phạm hành chính thường có thời hiệu xử phạt là 01 hoặc 02 năm. Trường hợp trốn thuế, khai sai thuế thì thời hiệu xử phạt cao nhất là 05 năm.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Mức xử phạt vi phạm hành chính trong VSATTP năm 2022?
- Đăng ký tạm trú muộn có bị xử phạt vi phạm hành chính
- Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với cá nhân như sau:
– Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
+ 01 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ 06 tháng kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ 06 tháng kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 6 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ 03 tháng kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
+ 01 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ 06 tháng kể từ ngày thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì cá nhân, tổ chức được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, nếu trong 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì cá nhân được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
(1) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
(2) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
(3) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
(4) Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
(5) Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.