Ngày chủ nhật là ngày cuối tuần, thường là ngày nghỉ của họ sau 1 tuần làm việc vất vả. Hầu hết mọi người thường dành thời gian này để nghỉ ngơi, đi chơi, dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, do tính chất công việc, yêu cầu từ phía công ty hay các lý do khách quan khác (như là do đơn hàng cần gấp, sự cố phát sinh, công việc cần phải giải quyết ngay,…) nên người lao động có thể phải làm tăng ca ngày chủ nhật. Tăng ca ngày chủ nhật là điều nhiều người không muốn nhưng họ vẫn bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hiểu biết về những quyền lợi mình đáng được hưởng khi tăng ca ngày chủ nhật. Vậy cách tính lương tăng ca ngày chủ nhật như thế nào? Quy định chung về làm thêm giờ ra sao? Mỗi ngày người lao động có thể làm thêm tối đa bao nhiêu giờ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vong quý bạn đọc sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Quy định chung về làm thêm giờ
Mặc dù theo yêu cầu của công việc, doanh nghiệp nhưng việc tăng ca vào ngày nghỉ chủ nhật cũng có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Khoản 2, điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
Mỗi ngày người lao động có thể làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc làm thêm giờ như sau:
- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong điều kiện làm việc bình thường, mỗi ngày người lao động sẽ làm việc trong 8 giờ. Pháp luật chỉ cho phép người lao động làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường. Chính vì vậy, mỗi ngày, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường chỉ có thể làm thêm 4 giờ, trừ trường hợp làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt.
Cách tính lương tăng ca ngày chủ nhật
Sau khi đã tìm hiểu các quy định chung về điều kiện tăng ca thì chúng ta hãy xem tiền lương làm tăng ca vào ngày này sẽ được tính theo công thức nào.
Điểm b, khoản 1, điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Dựa vào căn cứ quy định trên thì có thể thấy nếu bạn đi làm hay tăng ca vào chủ nhật thì bạn sẽ được hưởng ít nhất bằng 200% tiền lương ngày làm việc bình thường.
Công thức tính tiền tiền lương làm ngày nghỉ = Tiền lương ngày bình thường (x) 200%
Đi làm vào ngày nghỉ hằng tuần trùng ngày nghỉ lễ, Tết:
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu rõ:
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.
Theo đó nếu đi làm ngày nghỉ hằng tuần mà trùng nghỉ lễ, người lao động sẽ được trả theo lương làm thêm vào ngày lễ. Cụ thể như sau:
– Tiền lương làm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm
(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường)
– Tiền lương làm việc ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm
(Nếu tính cả tiền lương ngày lễ, người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường)
Căn cứ: Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.
Lưu ý: Khi làm thêm giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần là không quá 12 giờ/ngày (theo khoản 4 Điều 60 Nghị định 145/2020).
Buộc nhân viên đi làm ngày nghỉ thì doanh nghiệp bị phạt thế nào?
Nghỉ hằng tuần là quyền của người lao động, do đó, người lao động có quyền nghỉ hoặc không nghỉ. Doanh nghiệp không được phép bắt ép người lao động đi làm vào ngày này. Nếu cố tình vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, khoản 2 Điều 17 Nghị định này ghi nhận:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Như vậy, nếu không bố trí cho người lao động nghỉ theo quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.
Cùng với đó, nếu người lao động đồng ý làm ngày nghỉ thì thời gian làm việc tối đa cũng chỉ là 12 giờ, nếu vượt quá, doanh nghiệp sẽ bị phạt như sau:
– 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
– 10 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
– 20 – 40 triệu đồng: Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
– 40 – 60 triệu đồng: Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
– 60 – 75 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Căn cứ: khoản 4 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cách tính lương tăng ca ngày chủ nhật” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề dịch vụ thành lập công ty mới. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về chế độ nghỉ hằng tuần, khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Theo đó, mỗi tuần, người lao động sẽ được sắp xếp nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, tức nghỉ ít nhất 01 ngày.
Tuy nhiên, do đặc thù của công việc sản xuất kinh doanh mà chu kỳ lao động không thể bị gián đoạn nên doanh nghiệp không thể sắp xếp thời gian nghỉ cố định trong tuần cho người lao động. Trường hợp này, doanh nghiệp phải bố trí cho người lao động nghỉ ít nhất 04 ngày/tháng.
Do đó, tùy từng doanh nghiệp và đặc thù công việc mà người lao động thường được nghỉ từ 01 – 02 ngày/tuần, tương đương khoảng 04 – 08 ngày/tháng.
Khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ:
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Theo đó, lịch nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định và phải được ghi nhận tại nội quy lao động của doanh nghiệp, đồng thời niêm yết công khai tại nơi làm việc.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 118 Bộ luật Lao động, trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, quyền quyết định vẫn nằm ở phía người sử dụng lao động nhưng vẫn sẽ có sự tham gia góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để việc bố trí, sắp xếp lịch nghỉ hằng tuần được phù hợp với người lao động.
Người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền quyết định lịch nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày nào đó khác trong tuần.
Theo đó, không bắt buộc phải nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, Chủ nhật mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể bố trí các ngày khác trong tuần để cho người lao động nghỉ theo quy định.
Thậm chí, do đặc thù công việc, có trường hợp người lao động còn phải đi làm cả tuần mà không có ngày nghỉ. Tuy nhiên sau đó, doanh nghiệp phải bố trí cho người lao động nghỉ để đảm bảo người đó được nghỉ trung bình 4 ngày/tháng.