Xin chào Luật sư X, cha tôi năm nay 58 tuổi làm công việc xét nghiệm huyết học và cũng là nghề nằm trong danh mục ngành độc hại đã đóng bảo hiểm đủ 15 năm thì cách tính lương hưu như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, lương hưu là một trong những khoản trợ cấp quan trọng nhầm giúp lao động nghỉ hưu có thêm thu nhập. Tuy nhiên, cách tính lương hưu không phải dễ trong đó có cách tính lương hưu cho ngành độc hại. Vậy cách tính lương hưu cho ngành độc hại như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Ngành độc hại là gì?
Từ ngày 01/3/2021 – ngày Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được áp dụng theo Thông tư này.
So với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc nhưng vẫn được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân loại theo điều kiện lao động loại IV, V, VI.
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau.
Trong đó ngành độc hại có các đặc điểm như:
- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Lương hưu là gì?
Lương hưu – hay còn gọi là chế độ hưu trí – hoặc là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân. Bạn sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Mức lương hưu hàng tháng được hưởng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điều 54 Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nam là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên và đủ 60 tuổi. Tính đến thời điểm năm 2020 tháng 9 thì bạn mới đủ 52 tuổi, do đó, trường hợp này bạn phải đáp ứng đủ điều kiện để về hưu trước tuổi. Mức hưởng lương hưu hàng tháng được quy định cụ thể tại điều 56 Luật bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Cách tính lương hưu ngành độc hại
Ðiều 54 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động (NLÐ) nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì được hưởng lương hưu.
Từ ngày Luật BHXH có hiệu lực thi hành (ngày 1-1-2016) cho đến trước ngày 1-1-2018, mức lương hưu hằng tháng của NLÐ đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Ðể hưởng tối đa 75% thì nam phải đóng BHXH đủ 30 năm.
NLÐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Quy định và cách tính lương hưu bình quân 05 năm cuối
Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được quy định như sau:
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/1995:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 5 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/1995 đến 31/12/2000:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 6 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 8 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2007 đến 31/12/2015:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 10 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2016 đến 31/12/2019:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 15 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2020 đến 31/12/2024:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 20 năm cuối/60 tháng
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ như thế nào?
- Sang tên xe máy khác tỉnh theo Thông tư 58 như thế nào?
- Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây không?
- Không đăng ký nhưng vẫn có mã số thuế cá nhân được không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách tính lương hưu ngành độc hại“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thủ tục đăng ký bảo hộ logo; xác nhận tình trạng hôn nhân; coi mã số thuế cá nhân;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu, Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định rằng:
Người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi về hưu (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) và sau khi đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội trở lên.
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện nhưng chưa đóng đủ thời gian tham giam Bảo hiểm xã hội, thì sẽ được đóng đến khi đủ thời gian quy định để hưởng lương hưu.
Để nhận được lương hưu, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện hoặc tỉnh/quận nơi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết, tổ chức chi trả lương hưu cho người lao động theo hàng tháng. Trong trường hợp hồ sơ không được chấp nhận sẽ có phản hồi rõ ràng cho người lao động về lý do bằng văn bản.