Bộ Công an phối hợp cùng một số ngân hàng triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Vậy cách rút tiền bằng CCCD gắn chip tại ATM thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn cách rút tiền bằng CCCd gắn chip. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cách rút tiền bằng CCCCD gắn chip tại ATM.
Theo đại diện Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, hiện nay, Bộ Công an đã thí điểm cho phép người dân rút tiền mặt bằng CCCD gắn chip tại các cây ATM của ngân hàng.
Cụ thể, thủ tục này được thực hiện như sau:
Người dân chuẩn bị thẻ CCCD gắn chip và đến bất kỳ cây ATM của ngân hàng đang thí điểm thực hiện rút tiền mặt bằng CCCD gắn chip.
Bước 1: Người dân đưa thẻ CCCD gắn chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM bằng cách quay mặt sau (nơi có gắn chip) và để con chip vào đầu đọc thẻ của cây ATM.
Đồng thời, hướng mặt về phía camera của ATM để tự động nhận diện khuôn mặt.
Bước 2: Hệ thống sẽ tự động kiểm tra và đối chiếu thông tin trên CCCD gắn chip và thông tin đã được lưu trữ tại hệ thống ngân hàng mà người dân không cần phải nhập mật khẩu.
Bước 3: Thay vì sử dụng mật khẩu là phương thức xác nhận thông tin duy nhất như hiện nay, với việc sử dụng CCCD gắn chip, cây ATM sẽ quét sinh trắc học của khách hàng và màn hình giao diện sẽ hiển thị các các xác thực như xác thực gương mặt, vân tay… để nhận diện.
Bước 4: Sau khi xác nhận đúng là chủ thẻ, cây ATM sẽ “nhả” tiền, người dân sẽ rút được tiền.
Chỉ mới có một số ngân hàng thí điểm rút tiền từ CCCD tại ATM.
Mặc dù tiện ích là thế nhưng hiện nay, việc rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip chỉ mới được thí điểm áp dụng tại một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Viettinbank… trên địa bàn TP. Hà Nội và Quảng Ninh. Thời gian sau này, mới áp dụng rộng rãi ở các địa phương khác.
Hiện nay, người dân có thể rút tiền từ Chứng minh nhân dân (CMND), CCCD tại chi nhánh ngân hàng. Theo đó, người dân phải mang bản chính CMND đến quầy giao dịch của các ngân hàng để làm thủ tục rút tiền nếu tiền được chuyển vào CMND/CCCD hoặc khi mất thẻ ATM.
Tại đây, người dân sẽ phải điền thông tin cá nhân vào giấy rút tiền ngay tại quầy và các ngân viên ngân hàng sẽ thực hiện việc rút tiền cho khách hàng sau khi xác nhận chữ ký, thông tin cá nhân trên giấy rút tiền cũng như bản chính CMND/CCCD được cung cấp.
Căn cước công dân gắn chip thay thế những giấy tờ gì?
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội so với thẻ Chứng minh nhân dân (CMND) và CCCD mã vạch. Khi sử dụng, CCCD gắn chip có thể thay thế một số giấy tờ.
Thay thế Chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch.
Hiện nay, trên cả nước đang tồn tại đồng thời các thẻ sau có giá trị tương đương:
– Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số;
– Căn cước công dân.
Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, cả CMND và CCCD đều là giấy tờ tùy thân của công dân (có giá trị như nhau).
Về giá trị sử dụng của thẻ CMND giai đoạn hiện nay, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân quy định, CMND được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA về mẫu thẻ CCCD gắn chip cũng nêu rõ, thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 (CCCD mã vạch) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Như vậy, thẻ CCCD gắn chip có thể thay thế cho Chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch trong thực hiện các giao dịch.
Thay thế hộ chiếu trong một số trường hợp.
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Khoản 2 Điều 20 của Luật Căn cước công dân 2014 quy định: thẻ Căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Như vậy, tại một số nước, CCCD có thể thay thế hộ chiếu.
Thay thế các giấy tờ đã tích hợp thông tin trên Căn cước công dân.
Chính phủ đã giao Bộ Công an hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình vào chíp điện tử trong thẻ CCCD để sử dụng thẻ CCCD đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Các thông tin có thể tích hợp trên thẻ CCCD như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe…
Khi được tích hợp, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể thay thế được các loại giấy tờ đó, giúp người dân không cần mang theo nhiều giấy tờ khi đi làm các thủ tục hành chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Ngoài ra, mặc dù cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định thẻ Căn cước thay thế Sổ hộ khẩu mà chỉ thể hiện tinh thần khi đã xuất trình thẻ Căn cước công dân, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng minh các thông tin đã có.
Video Luật sư X đề cập vấn đề các bước rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Hướng dẫn thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh năm 2022
- So sánh đất dự án và đất dân
- Những lưu ý thực hiện thủ tục pháp lý khi mua đất dự án
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách rút tiền bằng CCCCD gắn chip tại ATM″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc đổi sang căn cước công dân gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số căn cước công dân mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ căn cước công dân gắn chip với số định danh trên căn cước công dân mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.
Trong trường hợp người dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ căn cước 12 số để thuận tiện thì người dân nên đi làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định với từng loại giấy tờ cần thiết và quan trọng để đồng nhất.
Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Số Căn cước công dân Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.