Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hôn Nhân & Gia Đình

Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?

Trần Hà by Trần Hà
Tháng 6 10, 2022
in Luật Hôn Nhân & Gia Đình
0

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?

Sơ đồ bài viết

  1. Con cái có quyền ngăn cản bố mẹ không ly hôn không?
  2. Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?
  3. Ngăn cản không cho bố mẹ ly hôn có bị xử phạt không?
  4. Thông tin liên hệ Luật Sư X
  5. Câu hỏi thường gặp

Xin chào luật sư. Gần đây bố mẹ em hay xảy ra xích mích, cãi nhau. Em còn nghe bố mẹ nói sẽ tiến hành ly hôn trong thời gian gần nhất để buông tha cho nhau. Em không muốn bố mẹ em ly hôn. Em cần phải làm sao? Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Con cái có quyền ngăn cản bố mẹ không ly hôn không?

Hôn nhân là mối quan hệ dựa trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. Quan hệ pháp luật này được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, khi mục đích hôn nhân không đạt được dẫn tới chấm dứt, hai bên đi đến quyết định ly hôn thì cũng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.

Pháp luật quy định người gửi yêu cầu giải quyết ly hôn có thể là vợ hoặc chồng (ly hôn đơn phương); hoặc cả hai vợ chồng (ly hôn thuận tình). Quyết định ly hôn có thể dựa trên sự thỏa thuận của hai bên; hoặc; do quyết định riêng của vợ/chồng. Tòa án sẽ tiến hành xem xét và giải quyết yêu cầu ly hôn.

Như vậy, có thể thấy việc ly hôn của cha mẹ tùy thuộc vào mong muốn và quyết định của hai vợ chồng,. Dù là con cái cũng không thể ngăn cản hay cấm đoán cha mẹ ly hôn. Chỉ khi giải quyết về giành quyền nuôi con khi bố mẹ ly hôn thì Tòa án mới xem xét đến ý kiến của con.

Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?
Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?

Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con cái chỉ được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho cha mẹ trong 01 trường hợp duy nhất là khi một trong hai bên cha mẹ:

  • Bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình;
  • Là nạn nhân bạo lực gia đình do người còn lại gây ra khiến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

TĐiều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình giữa vợ và chồng. Bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc cố ý khác xâm hại sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng; Kiểm soát thu nhập nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc tài chính;…

Việc ly hôn là việc của hai vợ chồng, con cái chỉ có quyền theo quy định nêu trên. Khi ly hôn, hai vợ chồng thỏa thuận về con chung, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc ai nuôi con, ai phải cấp dưỡng sẽ phải xem xét nguyện vọng của con. Không chỉ vậy, còn phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định.

Ngăn cản không cho bố mẹ ly hôn có bị xử phạt không?

Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, … nhằm buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. Cố tình ngăn không cho người khác ly hôn là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tương tự, việc con cái ngăn cản không cho bố mẹ ly hôn tùy vào mức độ vi phạm mà người con có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính khi con ngăn cản không cho bố mẹ ly hôn

Điểm b Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Theo đó, việc cưỡng ép kết hôn; hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn; hoặc lừa dối ly hôn có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.

Trách nhiệm hình sự khi con ngăn cản không cho bố mẹ ly hôn

Đối chiếu với quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn; hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì có thể bị xử phạt như sau:

  • Cảnh cáo;
  • Cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm;

Như vậy, trường hợp con cái không muốn cha mẹ ly hôn thì nên nói chuyện với cha mẹ, dùng tình cảm để khuyên bảo và hàn gắn mối quan hệ gia đình. Bất kỳ hành vi ngăn cản cha mẹ ly hôn bằng các hành vi tiêu cực, cực đoan, mang tính cưỡng ép sẽ không thể hàn gắn mối quan hệ mà thậm chí còn có thể vi phạm pháp luật, gây nên những hậu quả đáng tiếc, không mong muốn xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Ly hôn thuận tình là gì? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?
  • Vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không theo quy định mới?
  • Ngoại tình dẫn đến ly hôn phạt tù bao nhiêu năm theo quy định?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Trích lục ghi chú ly hôn; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn quy định như thế nào?

Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không?

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Viết đơn trình bày nguyện vọng chọn người nuôi dưỡng gồm những nội dung nào?

Một văn bản trình bày nguyện vọng chọn người nuôi dưỡng cần phải có đầy đủ các nội dung sau:
– Tên đơn;
– Kính gửi tới ai?
– Họ và tên người có nguyện vọng cần trình bày, ngày tháng năm sinh;
– Địa chỉ sinh sống;
– Là con của bố (họ và tên của bố) và mẹ (họ và tên của mẹ);
– Nội dung trình bày ngắn gọn như hiện tại đang sống ở đâu? sống với ai? Trong trường hợp bố mẹ ly hôn thì muốn được sống với ai?
– Chữ ký của người có nguyện vọng cần trình bày.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Cách làm bố mẹ không ly hôn như thế nào?Con cái có quyền ngăn cản bố mẹ không ly hôn không?Ngăn cản không cho bố mẹ ly hôn có bị xử phạt không?

Mới nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã

Thủ tục đăng ký kết hôn khác xã

by Hương Giang
Tháng 5 3, 2024
0

Đăng ký kết hôn là hành vi pháp lý duy nhất thừa nhận cả nam và nữ đều là vợ...

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 5 3, 2024
0

Đăng ký kết hôn là thủ tục hành chính nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong hôn nhân....

Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu

Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?

by Hương Giang
Tháng 5 3, 2024
0

Đăng ký kết hôn có thể nói là sự kiện pháp lý đầu tiên đánh dấu thời kỳ hôn nhân...

Thủ tục đăng ký kết hôn online

Thủ tục đăng ký kết hôn online

by Hương Giang
Tháng 4 26, 2024
0

Đăng ký kết hôn là quá trình ghi vào sổ đăng ký kết hôn để chính thức thừa nhận một...

Next Post
Các trường hợp không được tại ngoại

Các trường hợp không được tại ngoại?

Muốn đổi họ cho con cần giấy tờ gì?

Muốn đổi họ cho con cần giấy tờ gì?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x