Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai, người mua cần phải kiểm tra đất có tranh chấp hay chấp để hạn chế rủi ro sau này nếu có. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không như thế nào? Luật sư X xin đưa ra một số cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không phổ biến và chính xác hiện nay. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về cách kiểm tra đất có tranh chấp nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đất đang có tranh chấp?
Luật đất đai hiện hành không quy định cụ thể như thế nào là đất đang tranh chấp mà chỉ định nghĩa “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai’’ (theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013).
Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất.
Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp thửa đất đó với cá nhân, tổ chức khác, với Nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
Đặc điểm của tranh chấp đất đai:
Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tại sao phải kiểm tra đất có tranh chấp hay không?
Đất là tài sản có giá trị rất cao, thường thì người mua sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn mới có thể sở hữu nó. Nếu đất thuộc diện Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ 4 điều kiện, trong đó điều kiện thứ 2 là đất không có tranh chấp. Điều này có nghĩa là nếu đất thuộc diện tranh chấp thì người sử dụng đất sẽ không có được các quyền nói trên.
Đó là lý do người mua đất phải kiểm tra thật kỹ xem đất mình định mua có đang bị tranh chấp hay thuộc diện quy hoạch hay không. Nhưng kiểm tra ở đâu để biết được câu trả lời chính xác nhất? Bởi người bán thường giấu nhẹm chuyện này nếu có. Và các thông tin này lại không được thể hiện trên bất cứ giấy tờ nào.
Theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Tức là nếu đất đang tranh chấp thì người sử dụng đất sẽ không được thực hiện các quyền nêu trên.
Cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không?
Có 4 cách phổ biến và chính xác kiểm tra đất có tranh chấp hay không. Để kiểm tra đất có tranh chấp hay không thì người dân có thể sử dụng những cách như sau:
1, Liên hệ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không hoặc tranh chấp đất thực tế (tranh chấp nhưng chưa gửi đơn).
2, Hỏi những người dân xung quanh hoặc người sử dụng đất liền kề.
3, Liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất có liên quan đến việc thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai hay không.
4, Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
Trong những cách trên thì cách (1), (2) và (4) là phổ biến nhất, trong đó cách (1) và (2) dễ thực hiện nhất và cách (4) là chính xác và đầy đủ nhất.
Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp
Điều 11 và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ, thủ tục xin thông tin đất đai như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu
Tổ chức, cá nhân tải phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC hoặc ra xã, phường, thị trấn để xin mẫu.
Sau khi có mẫu 01/PYC thì người dân xem và tích vào mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên”.
Sau khi điền xong thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:
Bước 2: Nộp phiếu yêu cầu
Hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu tại tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai thực hiện các công việc sau:
- Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.
- Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.
- Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý những trường hợp không cung cấp thông tin đất đai gồm:
- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
- Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
- Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp.
Bước 4: Trả kết quả cho người dân
Thời hạn thực hiện được quy định như sau:
- Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.
- Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Phí kiểm tra đất có tranh chấp
Phí kiểm tra thông tin đất có tranh chấp hay không hiện hay do các tỉnh, thành quy định nên mức thu có sự khác nhau. Dưới đây là mức thu của một số địa phương trong cả nước, cụ thể:
Thành phố Hà Nội
Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định mức thu như sau:
- Đối với tổ chức là 300.000 đồng/hồ sơ/lần.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân là 150.000 đồng/hồ sơ/lần.
Mức thu phí trên không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ tài liệu.
Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 52/2016/QĐ-UBND quy định mức thu là 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu.
Riêng hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng được miễn.
Thành phố Đà Nẵng
Nghị quyết 52/2016/NQ-HĐND quy định mức thu như sau:
- Phục vụ khai thác thông tin đất đai dưới hình thức cấp bản sao hoặc cấp chứng thực lưu trữ sẽ thu 25.000 đồng/văn bản.
- Phục vụ khai thác thông tin đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin địa chính (10 thửa) sẽ thu 40.000 đồng/văn bản.
Thành phố Cần Thơ
Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND quy định mức thu là 20.000 đồng/trang, đối với thửa đất và văn bản thứ hai trở đi thu thêm 2.000 đồng/trang.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm sao biết đất bị tranh chấp?
- Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện mới nhất
- Mua nhầm đất tranh chấp
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; trích lục kết hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Như vậy việc hoà giải là do các bên tự nguyện, Nhà nước không quy định bắt buộc phải thực hiện hoà giải.
Hiện nay có hai hình thức cơ bản giải quyết tranh chấp đất đai đó là:
– Khởi kiện tại tòa án yêu cầu tòa án giải quyết;
– Nộp đơn lên Ủy ban nơi có đất tranh chấp tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp. Sau khi tiến hành hòa giải không thành, Hội đồng hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp Xã gửi hồ sơ cho UBND cấp Huyện xem xét giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Ngoài các cách đã nêu trong bài, người dân có thể kiểm tra đất có bị tranh chấp không bằng những cách sau:
– Kiểm tra thông tin của Giấy chứng nhận
– Tra cứu thông tin tại các phòng công chứng
– Bí mật điều tra nhà đất bạn dự định mua
– Tìm hiểu thông tin hàng xóm nhà đất dự định mua