Thuế nhà thầu là một trong nhũng loại thuế mà nhà thầu nước ngoài phải chịu. Việc hạch toán thuế nhà thầu phải thực hiện theo quy định pháp luật. Một số kế toán còn đang lúng túng trong việc hạch toán thuế nhà thầu. Dưới đây là Cách hạch toán thuế nhà thầu chi tiết của Luật sư X, hy vọng có thể giúp đỡ cho bạn cho quá trình hạch toán thuế nhà thầu. Để dễ dàng hơn trong việc hạnh toán thuế nhà thầu, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 103/2014/TT-BTC
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu
Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài: là tổ chức nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng hoặc ấn định giá bán; bao gồm cả uỷ quyền hoặc thuê tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.
Đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức: giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài, giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài bao gồm: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị; Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet); Xúc tiến đầu tư và thương mại; Môi giới bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài; Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến); Chia cước dịch vụ, viễn thông quốc tế, dịch vụ thuê đường truyền dẫn, băng tần vệ tinh, dịch vụ bưu chính quốc tế theo Luật viễn thông quốc tế hoặc Luật Bưu chính;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.
Cách tính thuế nhà thầu
Cách tính thuế nhà thầu cho doanh nghiệp
Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng là Doanh thu đã bao gồm tất cả các thuế
Doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp là DT đã bao gồm tất cả các thuế trừ thuế Giá trị gia tăng
Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế (net)
Doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp = Giá trị hợp đồng / (1- tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp)
Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp /(1- tỷ lệ % để tính thuế Giá trị gia tăng trên Doanh thu )
Thuế Giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x tỷ lệ % để tính thuế Giá trị gia tăng trên Doanh thu
Thuế Thu nhập doanh nghiệp = Doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp x tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp giá trị hợp đồng bao gồm thuế (gross)
Thuế Giá trị gia tăng = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ % để tính thuế Giá trị gia tăng trên Doanh thu
Thuế Thu nhập doanh nghiệp = (Giá trị hợp đồng – thuế Giá trị gia tăng) x tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng
Thuế Thu nhập doanh nghiệp = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ thuế Thu nhập doanh nghiệp
Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng = Giá trị hợp đồng /(1 – tỷ lệ % để tính thuế Giá trị gia tăng trên Doanh thu )
Thuế Giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x tỷ lệ % để tính thuế Giá trị gia tăng trên Doanh thu
Hướng dẫn cách hạch toán thuế nhà thầu chi tiết
Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu
Nợ TK 627, 642 : Số tiền trả nhà thầu nước ngoài
Có TK 331, 112 : Số tiền trả nhà thầu ngước ngoài
Hạch toán thuế nhà thầu phải nộp
Nợ TK 627, 642 : Thuế TNDN được tính vào chi phí tính thuế TNDN
Nợ TK 811 : Thuế TNDN không được tính vào chi phí tính thuế TNDN
Nợ TK 133 : Thuế GTGT
Có TK 3388 : Thuế nhà thầu phải nộp
Hạch toán nộp thuế
Nợ TK 3388 : Số tiền nộp thuế nhà thầu
Có TK 111, 112 : Số tiền nộp thuế nhà thầu
Cách hạch toán thuế nhà thầu lên sổ kế toán
Căn cứ giá trị hợp đồng và việc tính thuế nhà thầu theo công thức ở trên, việc hạch toán thuế nhà thầu như sau:
Giả sử thông tin hợp đồng và kết quả tính như sau: Giá trị hợp đồng: 100, VAT: 9, CIT: 11
Nếu hợp đồng là NET
Hạch toán công nợ phải trả nhà thầu nước ngoài
- Nợ TK 627; 642 100
- Có TK 331 100
Hạch toán thuế VAT và CIT
- Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
- Nợ TK 627; 642 11 (CIT được tính vào CP tính thuế TNDN)
- Có TK 3338 20
Nộp thuế
- Nợ TK 3338 20
- Có TK 112 20
Nếu hợp đồng là GROSS
Hạch toán công nợ và thuế
- Nợ TK 627, 642 80
- Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
- Nợ TK 133 9 (VAT dược khấu trừ)
- Có TK 331 80
- Có TK 3338 20
- Nộp thuế
- Nợ TK 3338 20
- Có TK 112 20
c) Nếu hợp đồng là chưa gồm VAT (CIT nhà thầu chịu)
Hạch toán công nợ và thuế
- Nợ TK 627; 642 89
- Nợ TK 811 11 (CIT ko được tính vào CP tính thuế TNDN)
- Nợ TK 133 9 (VAT được khấu trừ)
- Có TK 331 89
- Có TK 3338 20
Nộp thuế
- Nợ TK 3338 20
- Có TK 112 20
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Cách hạch toán thuế nhà thầu chi tiết năm 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới bảo hiểm cho người lao động, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, năm thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước không?
- Hộ kinh doanh có Hạch toán tài chính độc lập không?
- Hạch toán truy thu thuế TNCN sau quyết toán như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn nộp tờ khai thuế:
– Thời hạn theo từng lần phát sinh: ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn theo tháng: ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế
Thời hạn nộp thuế nhà thầu:
– Chậm nhất là nộp vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai.
– Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn lại trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Theo Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu bao gồm:
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật về thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
– Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
+ Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
+ Hàng hóa hoặc hàng hóa gắn với dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
– Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:
+ Thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
+ Cung cấp hàng hóa, cung cấp hàng hóa kèm theo dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thu nhập phát sinh dưới bất kỳ hình thức nào dựa trên hợp đồng nhà thầu.