Chào Luật sư X. Tôi có vi phạm luật giao thông và bị xử phạt. Tuy nhiên, tôi muốn nộp phạt tại bưu điện. Vậy Luật sư có thể cung cấp cho tôi thông tin về cách đóng phạt giao thông qua bưu điện không? Hi ọng nhận được phản hồi sớm. Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp câu hỏi của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện
Hướng dẫn đóng phạt giao thông qua bưu điện
Theo hướng dẫn tại Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15.6.2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu; người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ thực hiện qua những bước sau:
Bước 1: Đăng ký với cơ quan Công an giao thông bằng cách ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm;
Bước 2: Người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện;
Bước 3: Khi nhận được tiền nộp phạt, Cảnh sát giao thông sẽ chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người vi phạm. Bưu điện có trách nhiệm chuyển phát nhanh chóng; chính xác; an toàn giấy tờ tới tận tay người nhận;
Bước 4: Người vi phạm nhận lại giấy tờ từ bưu điện và ký xác nhận.
Phí nộp phạt giao thông qua đường bưu điện
Thông thường, phí dịch vụ mà người vi phạm giao thông nộp phạt cho hành vi vi phạm giao thông qua bưu điện được quy định là số tiền phạt đến 3 triệu đồng trả giấy tờ cùng tỉnh là 50.000 đồng; các tỉnh/thành khác là 80.000 đồng; Từ trên 3 – 10 triệu đồng tại cùng tỉnh là 60.000 đồng, các tỉnh/thành khác là 90.000 đồng…
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay
- Không nộp phạt nguội vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
- Không ký biên bản vi phạm giao thông là không cần phải nộp phạt?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân; tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Pháp luật đã cho phép người dân nộp tiền phạt trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc quản lý tiền phạt; đặc biệt tại miền núi; vùng sâu vùng xa – những nơi có khó tiếp cận và di chuyển để có thể đến Kho bạc nhà nước nộp tiền phạt.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện; thiết bị kỹ thuật; nghiệp vụ thì phải lập biên bản.