Chào Luật sư, tôi có xem ti vi thì thấy dạo này việc bạo hành trẻ em trong gia đình đang rất phổ biến. Tôi thì yêu thương trẻ con nên khi thấy những thông tin này thì rất đau xót. Cụ thể là vụ án bị mẹ kế bạo hành đến tử vong. Cho tôi hỏi còn những vụ bạo hành nào đáng lên án hay không? Các vụ bạo hành trẻ em trong gia đình gây xôn xao dư luận bị xử lý thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Dư luận xã hội vô cùng phẫn nộ khi những vụ án bạo hành trẻ em trong thời gian gần đây. Những đứa trẻ đáng lẽ được sống trong sự yêu thương, nâng niu lại phải chịu những trận đòn roi kinh hoàng trong chính ngôi nhà mình sinh sống. Kết cục của mỗi vụ án, những đứa trẻ sẽ mang trong mình nỗi đau dai dẳng thậm chí có những cháu bé đã phải ra đi mãi mãi với sự nuối tiếc, căm phẫn của người thân, gia đình và cả xã hội. Các vụ bạo hành trẻ em trong gia đình gây xôn xao dư luận ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Bạo hành trẻ em là gì?
Trẻ em theo quy định của Luật trẻ em 2016 là người dưới 16 tuổi.
Theo WHO; bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần. Nó có thể là đánh đập; xâm hại tình dục; lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe; nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016:
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ; ngược đãi; đánh đập; xâm hại thân thể; sức khỏe; lăng mạ; xúc phạm danh dự; nhân phẩm; cô lập; xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất; tinh thần của trẻ em.
Theo đó có thể hiểu Bạo hành (bạo lực) trẻ em không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em. Người bạo hành trẻ em có thể là bất cứ người nào; kể cả người thân, gia đình.
Nhiều người cho rằng việc đánh các em là hành vi dạy dỗ; xử phạt vì chúng đã phạm lỗi. Tuy nhiên dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì hành vi này đều không được phép. Bên cạnh đó; những lời nói làm ảnh hưởng tới tinh thần của các em cũng là một trong các biểu hiện của “Bạo hành”.
Các vụ bạo hành trẻ em trong gia đình gây xôn xao dư luận
Mẹ kế đánh con gái 8 tuổi tử vong ở TP.HCM
Vụ việc “mẹ kế” đánh đập; bạo hành đến chết bé N.T.V.A (8 tuổi, ở TP.HCM) cách đây không lâu khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ngày 28.12; Cơ quan điều tra Công an Q.Bình Thạnh quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi; ở Gia Lai) về tội “hành hạ người khác”. Nguyễn Võ Quỳnh Trang là “mẹ kế” bạo hành con riêng của ông Nguyễn Kim Trung Thái (người tình của Trang).
Trong thời gian dài cùng sống chung; Trang nhiều lần đánh đập bé V.A; gây nên nhiều vết bầm trên người. Cụ thể; Trang dùng roi mây để “răn dạy” bé A. và tiếp tục dùng gậy gỗ đánh đập khi roi mây bị gãy.
Đến ngày 22.12.2021; trong quá trình dạy học cháu A; theo cơ quan công an Trang nhiều lần đánh cháu trong suốt 4 giờ đồng hồ vì làm bài sai. Sau đó; cháu A. bị nôn ói; ông Thái đưa cháu đi cấp cứu nhưng cháu A. tử vong sau đó.
Với manh mối điều tra được; sau đó Công an TP.HCM đã khởi tố bổ sung tội giết người với Trang và khởi tố bắt tạm giam ông Thái (cha của bé) với hành vi Che giấu tội phạm.
Bé gái 3 tuổi bị cắm 9 cây đinh vào đầu
Mấy ngày qua, thêm vụ việc bạo hành trẻ em ở H.Thạch Thất, Hà Nội khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, ở xã Canh Nậu, H.Thạch Thất) là nghi phạm găm 9 vật cứng vào đầu bé Đ.N.A (3 tuổi, ở xã Canh Nậu, H.Thạch Thất). Huyên là nhân tình và đã về ở chung trọ với mẹ bé.
Trước đó, chiều 18.1, Công an H.Thạch Thất nhận tin báo về việc bé A. nhập viện trong tình trạng hôn mê. Qua chụp chiếu, bệnh viện xác định trong sọ bé gái có 9 vật thể cứng giống đinh. Hiện bé vẫn đang điều trị tại BV Xanh Pôn.
Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại, mẹ bạo hành
Tháng 2.2021, Công an Q.Hà Đông (Hà Nội) quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Thanh Tùng (31 tuổi, ở P.Vạn Phúc, Q.Hà Đông) về tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi” quy định tại khoản 2 điều 142 bộ luật Hình sự 2015 và khởi tố Hoàng Thị Thu Huyền (34 tuổi, ở P.Hà Cầu, Q.Hà Đông) về tội “hành hạ con”, quy định tại khoản 2, điều 185 bộ luật Hình sự 2015.
Theo kết quả điều tra ban đầu, sau khi ly dị chồng, Huyền nhận nuôi bé N.H.B (12 tuổi). Trong quá trình sinh sống, Huyền thường xuyên dùng ống nước, dây điện, gậy tre đánh vào chân, tay, lưng khiến bé bị bầm tím khắp cơ thể. Chỉ đến khi người thân phát hiện, “giải cứu” thì bé mới thoát khỏi người mẹ đẻ vô tâm này.
Cha dượng bạo hành bé trai 5 tuổi
Khuya 4.8.2021, một đoạn clip dài khoảng 4 phút ghi lại cảnh một người đàn ông đang bạo hành, đánh đập một em bé tại nhà được đăng lên mạng xã hội khiến nhiều người căm phẫn. Vụ việc xảy ra tại khu phố Bình Quới B, P.Bình Chuẩn, TP.Thuận An, Bình Dương.
Vào cuộc điều tra, Công an TP Thuận An đã bắt giữ Lê Hoài Nam (sinh năm 1992, ở Q.8, TP.HCM – người đánh bé trong đoạn clip. Theo đó, từ năm 2020, Nam sống chung như vợ chồng với chị N.H.T (29 tuổi, ngụ Đồng Nai) và con riêng của chị là bé trai N.P.A (5 tuổi) – nạn nhân bị hành hạ trong đoạn clip.
Quá trình sinh sống với chị T., Nam thường đánh đập chửi mắng cháu A. Đỉnh điểm vào tối 3.8, cháu A. đòi ra ngoài chơi nên Nam đã đánh đập cháu bé. Trong lúc Nam đánh cháu, những người sinh sống gần bên nhà can ngăn nhưng bị Nam hăm dọa nên đã quay clip nhằm tố giác với cơ quan chức năng. Cơ quan công an cũng xác định được đây không phải lần đầu Nam đánh cháu A.
Bố dùng đũa đánh con lớp 1 đến chết ở Hà Nội
Tháng 9.2021, Lê Thành Công (43 tuổi, ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm) dạy con gái học là bé L.H.A (6 tuổi) tại nhà riêng. Quá trình học, thấy bé A. mất tập trung, chậm tiếp thu nên Công dùng đũa gỗ vụt hơn 10 lần vào mu bàn tay trái, cánh tay trái và chân trái con gái.
Chưa dừng lại, Công tiếp tục bảo vợ lấy chổi để dạy con, nhưng vợ không tìm thấy chổi nên đưa một thanh tre dài khoảng 50 cm cho Công. Sau đó, Công tiếp tục vụt vào mông, lưng con gái.
Sau đó, bé A. bị nôn, nóng sốt nên được bố mẹ đưa đến BV Nhi Trung ương thăm khám. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định bé A. đã tử vong ngoại viện, cơ thể có nhiều vết bầm tím nghi do bạo hành, nên báo lực lượng chức năng.
Bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý ra sao theo quy định của pháp luật?
Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.
Bạo hành là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6 Luật trẻ em 2016, b
Tùy vào tính chất nghiêm trọng, hậu quả của việc bạo hành đối với trẻ em, người bạo hành sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi của mình.
Xử phạt hành chính
Mức xử phạt hành chính với hành vi bạo hành trẻ em được quy định tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong số các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể:
– Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân. Bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác.
– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
– Dùng các biện pháp trừng phạt làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
– Thường xuyên đe họa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng một số biện pháp sau:
– Buộc chịu mọi chi phí để khám, chữa bệnh cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.
– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Vì việc bạo hành có thể xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng và danh dự, nhân phẩm của trẻ em nên hành vi này có thể bị xử lý hình sự khi người thực hiện có dấu hiệu tội phạm và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hành vi bạo lực trẻ em có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích, Tội giết người, Tội hành hạ người khác theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
Đường dây nóng 18001768 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thiết lập với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Theo Chủ tịch Lương Quốc Đoàn: Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 đang gây ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, gây ảnh hưởng đáng kể tới nhóm dân số dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, áp lực xã hội và cuộc sống gia đình do hệ quả của đại dịch Covid-19 đã làm cho nhiều người dân mất việc làm, bất ổn trong cuộc sống, điều này khiến phụ nữ càng dễ bị tổn thương trước vấn đề bạo lực gia đình.
Với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Chính phủ Nhật Bản, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai thí điểm Đường dây nóng 18001768 về tư vấn, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng rằng, việc ra đời của đường dây nóng 18001768 sẽ góp phần giải quyết và làm giảm tình trạng bạo lực gia đình ở khu vực nông thôn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các vụ bạo hành trẻ em trong gia đình gây xôn xao dư luận”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, đăng ký mã số thuế cá nhân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi bạo lực gia đình đặc biệt là các hành vi bạo lực đối với trẻ nhỏ. Ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đều đã có các hành lang pháp lý để bảo vệ các nạn nhân bị bạo lực gia đình gây tổn thương về tinh thần, tính mạng sức khỏe. Cụ thể theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
Nếu bạn phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực theo quy định tại Điều 18 của Luật Phòng, chống bạo lực năm 2007
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.