Trợ cấp mất việc làm là một khoản trợ cấp quan trọng nhằm hỗ trợ cho người lao động khi họ đối mặt với tình trạng mất việc làm do các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu, công nghệ, hoặc do lý do kinh tế. Điều này xảy ra khi doanh nghiệp phải sáp nhập, hợp nhất, chia tách hoặc hợp tác xã không thể tiếp tục cung cấp công việc cho nhân viên. Vậy pháp luật quy định về các trường hợp không được hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2023 là trường hợp nào?
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp mất việc là gì?
Trợ cấp mất việc là khoản tiền chi trả nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho người lao động ở hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh. Khi người lao động có thời gian làm việc và gắn bó với doanh nghiệp đủ lâu, vì một lý do nào đó họ không thể tiếp tục sử dụng lao động đó nữa hoặc không bố trí được công việc phù hợp khoản trợ cấp này sẽ được gửi đến người lao động.
Như vậy trợ cấp mất việc được hiểu là một khoản chi trả từ người sử dụng lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho họ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc.
Trợ cấp mất việc được thực hiện theo quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động, giúp người lao động có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong một thời gian nhất định khi chưa tìm được việc làm mới phù hợp.
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2023
Trợ cấp mất việc làm có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại tài chính và tâm lý mà người lao động phải chịu sau khi mất việc. Nó giúp họ có thời gian để sắp xếp lại cuộc sống, tìm kiếm cơ hội việc làm mới, hoặc đào tạo để phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng tìm việc thành công trong tương lai. Vậy trường hợp nào sẽ không được nhận khoản trợ cấp này?
Quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi họ đáp ứng đủ đồng thời 2 điều kiện:
1) Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên.
2) Người lao động thuộc đối tượng bị mất việc do:
- Doanh nghiệp thực hiện thay đổi cơ cấu (sản phẩm, quy trình vận hành, máy móc, công nghệ…), tổ chức lại lao động, thiết bị sản xuất, ngành, nghề kinh doanh;
- Doanh nghiệp chịu tác động do khủng hoảng, suy thoái kinh tế;
- Doanh nghiệp phải thực hiện theo các cam kết quốc tế về sản xuất hoặc chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu kinh tế;
- Doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
- Doanh nghiệp bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản;
Như vậy người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp có thời hạn từ đủ 1 năm trở lên và nghỉ việc do nguyên nhân khách quan sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp mất việc theo quy định.
Theo đó, khi không thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không được nhận trợ cấp mất việc làm.
Cách tính trợ cấp mất việc làm năm 2023 như thế nào?
Trợ cấp mất việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động khi họ phải đối diện với tình trạng mất việc làm. Điều này giúp giảm bớt áp lực tài chính và tâm lý, và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tìm kiếm cơ hội mới trong sự nghiệp.
Cũng theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động đủ điều kiện sẽ được nhận mức trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
Cụ thể:
Mức trợ cấp mất việc làm = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp
Về thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm thì tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định rằng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Cách tính thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm cụ thể như sau:
Thời gian làm việc tính trợ cấp = Tổng thời gian làm việc thực tế – Thời gian đã tham gia BHTN – Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm
Trong đó:
– Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:
+ Thời gian trực tiếp làm việc;
+ Thời gian thử việc;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ hằng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
– Thời gian đã tham gia BHTN gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN;
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:
+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các trường hợp không được hưởng trợ cấp mất việc làm năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định trên thì thời gian để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người lao động. Vậy nên, thời gian người lao động làm việc không hưởng lương không được tính vào thời gian để hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định.
– Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.
Theo quy định, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.