Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vai trò bảo vệ quyền con người; quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối với các vụ việc dân sự; hôn nhân và gia đình; lao động; thương mại, pháp luật quy định Tòa án có quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án có thể được tiếp cận dưới ba góc độ: thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo lãnh thổ. Để tìm hiểu sâu hơn về Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Thẩm quyền dân sự của tòa án là gì?
Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án; khái niệm thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc; thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau:
Thẩm quyền dân sự của tòa án là:
- Quyền xem xét giải quyết các vụ việc
- Quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 102 Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đều ghi nhận thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các vụ án và các việc về dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh; thương mại; lao động theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án là gì?
Tranh chấp hôn nhân và gia đình được hiểu là những tranh chấp về quyền; nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền về dân sự của Tòa án. Do đó, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình là quyền xem xét; giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình và quyền ra quyết định khi xem xét; giải quyết các tranh chấp này theo thủ tục tố tụng dân sự.
Đặc điểm thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án
Thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án mang những đặc điểm chung của thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án. Đó là những đặc điểm sau:
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án phát sinh khi có yêu cầu của đương sự và bị giới hạn bởi phạm vi yêu cầu của đương sự.
Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh giữa các chủ thể là những thành viên trong gia đình; gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống. Như vậy, quan hệ này mang tính chất riêng tư. Do đó, việc phát sinh hay không phát sinh tranh chấp phụ thuộc vào ý chí giữa các đương sự. Ý chí này được thể hiện qua việc đương sự nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu đến Tòa án. Dựa trên nội dung đơn khởi kiện hay đơn yêu cầu; Tòa án có quyền xem xét và giải quyết trong giới hạn nội dung này. Điều 5 của BLTTDS về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đã thể hiện rõ điều này.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án chịu sự chi phối bởi ý chí hoặc sự lựa chọn của các đương sự.
Cũng tại Điều 5 của BLTTDS cũng đã thể hiện, theo đó đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện; yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện; không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức pháp luật
Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án dựa trên cơ sở quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình được quy định trong BLTTDS. Đây là căn cứ pháp lý để Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình để giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình.
Ngoài những đặc điểm chung nói trên, thẩm quyền dân sự theo loại việc về tranh chấp hôn nhân; gia đình của Tòa án còn có những đặc điểm riêng sau:
Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình căn cứ vào pháp luật nội dung mà các bên có tranh chấp. Pháp luật nội dung là cơ sở để Tòa án xác định thẩm quyền về loại việc đối với từng nội dung yêu cầu cụ thể của đương sự; đồng thời là cơ sở để hội đồng xét xử xem xét và đánh giá; giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên. Khác với việc giải quyết các tranh chấp dân sự; Tòa án thường giải quyết các quyền và nghĩa vụ về tài sản thì đối với việc giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình; Tòa án thường phải giải quyết các quyền và nghĩa vụ về nhân thân.
Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo Điều 28, BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình sau:
- Ly hôn; tranh chấp về nuôi con; chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về xác định cha; mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
- Tranh chấp về cấp dưỡng.
- Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Tranh chấp về nuôi con; chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình; trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan; tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Giải quyết vấn đề
Từ những phân tích trên, có thể thấy, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình là cơ sở pháp lý đầu tiên cho phép Tòa án; cụ thể là các Thẩm phán có cơ sở để thụ lý và giải quyết các tranh chấp này theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp hôn nhân và gia đình được quy định ở cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Vợ chồng thuận tình ly hôn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản; việc trông nom; nuôi dưỡng; chăm sóc; giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của con. Nếu họ không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ; con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Về nguyên tắc chỉ có vợ; chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên. Căn cứ ly hôn trong trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014. Thủ tục đơn phương ly hôn được nộp tại tòa án nhân dân cấp huyện; theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 của BLTTDS.
Vụ việc dân sự là các tranh chấp; các yêu cầu về dân sự; hôn nhân gia đình; kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý; giải quyết theo trình tự; thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện; đơn yêu cầu của cơ quan; tổ chức; cá nhân.