Thưa luật sư, ở xóm tôi có một em bé năm nay 6 tuổi từ khi sinh ra đã bị khuyết tật. Do hoàn cảnh ra đình khó khăn nên bố mẹ em phải đi làm công nhân xa. Luật sư có thể tư vấn cho tôi là Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật như thế nào? Quy định của pháp luật về vấn đề này ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm người khuyết tật theo quy định hiện hành
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác. Định nghĩa này được ghi nhận tại khoản 1 điều 2 luật người khuyết tật năm 2010.
Theo mức độ khuyết tật được quy định tại điều 3 luật người khuyết tật năm 2012 và điều 3 nghị định số 28 năm 2012 Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Có 3 mức độ gồm khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ.
Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật hiện nay
Hiện nay, có ba phương thức được áp dụng trong giáo dục đối với người khuyết tật, đó là: phương pháp giáo dục chuyên biệt, phương pháp giáo dục hoà nhập và phương pháp giáo dục bán hoà nhập. Tại Điều 28 Luật người khuyết tật năm 2010 về Phương thức giáo dục người khuyết tật:
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập” Mỗi một phương thức lại có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng người khuyết tật khác nhau (Bởi vì dạng tật và mức độ khuyết tật của từng người khuyết tật là không giống nhau). Các phương thức này không thể đánh giá là có phương thức nào là toàn diện hay ưu thế nhất bởi vì tùy với từng loại khuyết tật và mức độ khuyết tật khác nhau sẽ phù hợp với từng phương thức này.
Phương thức giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Tức là phương thức giáo dục trong đó người khuyết tật cùng học với người bình thường trong trường phổ thông, ngay tại nơi người khuyết tật sinh sống. Phương thức này thường được áp dụng đối với người khuyết tật có khả năng học tập được với người không khuyết tật.
Ưu điểm của phương thức giáo dục hòa nhập mang lại là rất lớn, tạo môi trường cho những người theo phương pháp này sẽ hòa nhập với cộng đồng được vui chơi giải trí học tập là như nhau, không bị phân biệt và tạo cảm giác thoải mái cho người theo phương thức giáo dục này; về cơ sở vật chất nói chung thì sử dụng các cơ sở vật chất được đảm bảo dành cho người bình thường nên các trang thiết bị sẽ không bị hạn chế từ số lượng, chất lượng và chủng loại vì các trang thiết bị này là chung, được tạo ra nhiều hơn so với các trang thiết bị giảng dậy riêng biệt cho các dạng khuyết tật; do đây là phương thức hòa nhập người khuyết tật sẽ được học tập tại các môi trường giáo dục chung nên chi phí để xây dựng các môi trường riêng biệt sẽ được giảm đi đáng kể… ngoài ra còn có rất nhiều ưu điểm khác. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì phương thức giáo dục nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng.
Nhược điểm là cộng đồng chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của xã hộitrong việc giáo dục trẻ khuyết tật và khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo dục trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường hợp làm cho vấn đề giáo dục hòa nhập làm cho các trẻ em khuyết tật còn khó có thể thực hiện; đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên dạy trẻ chưa được đào tạo bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học nagyf càng tăng lên của trẻ khuyết tật; cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và hạn chế về số lượng, chủng loại.
Phương thức giáo dục chuyên biệt
Không phải ai cũng có thể được giáo dục theo phương thức hòa nhập bởi lẽ phương thức đó sẽ có những người khuyết tật không thể tham gia giáo dục theo phương thức đó, có nhiều dạng tật khác nhau như vận động, nghe nói, nhìn, tâm thần, thần kinh và các dạng khác, như vậy để cho những người khuyết tật này hòa nhập toàn bộ liệu có được đảm bảo và đã tốt nhất cho họ chưa, câu trả lời chắc chắn là chưa khi một người bị điếc hoàn toàn thì không thể giáo dục hòa nhập được hoặc là bị tự kỉ thuộc dạng khuyết tật khác,… chính vì những hạn chế đó nên mới có phương thức giáo dục chuyên biệt. Giáo dục chuyên biệt là giáo dục giành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Phương thức này thường được áp dụng cho người khuyết tật chưa đủ điều kiện để học tập theo phương thức hòa nhập.
Ưu điểm của phương thức này là giúp cho người khuyết tật được chăm sóc một cách phù hợp với đặc điểm cơ thể của mình, đem lại sự phù hợp phát triển tốt nhất với từng dạng khuyết tật và từng mức độ khuyết tật khác nhau; những giáo viên giảng dạy tại các trường giáo dục chuyên biệt là những người có kiến thức về người khuyết tật được đảm bảo cho sự phát triển của người khuyết tật, ví dụ như giáo viên dậy người khiếm thính thì phải dậy bằng ngôn ngữ kí hiệu, với người khiếm thị cũng vậy phải có những phương pháp riêng biệt để dạy; người khuyết tật sẽ tự tin thể hiện bản thân không sợ bị tụt lại so với người khác cùng lứa tuổi.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì còn có những hạn chế nhất định từ phương pháp này. Hạn chế giáo dục chuyên biệt là sẽ có những quan niệm đánh giá không đúng về người khuyết tật vì đây là cách tách người khuyết tật ra khỏi cộng đồng áp dụng phương thức giáo dục đặc biệt; mang lại cho người khuyết tật những mặc cảm và làm họ tách biệt ra khỏi cộng đồng xã hội; môi trường giáo dục chuyên biệt là môi trường rất hạn chế về mọi mặt, môi trường này không tạo ra cơ hội để người khuyết tật phát triển hết những tiềm năng của mình; mô hình giáo dục chuyên biệt rất tốn kém, chi phí cao cho việc xây dựng cơ sở vật chất, đòa tạo đội ngũ giáo viên riêng, cách làm này sẽ không huy động được lực lượng xã hội tham gia giáo dục.
Phương thức giáo dục bán hòa nhập
Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữ giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Phương thức này cũng được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập.
Ưu điểm: tạo điều kiện cho các em vừa giao lưu cùng các bạn khác vừa có những phương thức giáo dục riêng cho chính các em, trong một số môn học được học với các bạn bình thường; tạo cảm giác thoải mái, tự tin mặc dù mình được học theo cách riêng nhưng vẫn được hòa nhập một phần; chi phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, môi trường ít hơn so với tạo dựng nên một môi trường chuyên biệt. Phương thức này kết hợp cả hai phương thức giáo dục hòa nhập và phương thức giáo dục chuyên biệt nên có những ưu điểm của cả hai phương thức trên thế nhưng nếu nó có hoàn toàn các ưu điểm của cả hai phương pháp trên thì phương pháp này đã được áp dụng nhiều hơn và ưu thế nhất thế nhưng phương thúc này lại có những hạn chế nhất định, chính những hạn chế này đã tạo ra sự chi phối giữa ba thức không có phương thức nào trội hơn hẳn.
Hạn chế của phương thức giáo dục bán hòa nhập là có nhiều trường hợp không đủ khả năng để tham gia phương thức giáo dục này vì yếu tố thể chất, nói cách khác chính là mức độ khuyết tật quá lớn không thể sử dụng phương pháp này mà phải sử dụng phương pháp giáo dục chuyên biệt; không được nhà nước khuyến khích áp dụng bằng phương pháp hòa nhập.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đổi tên giấy khai sinh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Theo dạng tật được quy định tại nghị định số 28 năm 2012 của chính phủ về Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
Khuyết tật vận động: Là những người có cơ quan vận động bị tổn thương, biểu hiện dễ nhận thấy là khó khan trong ngồi, nằm, di chuyển, cầm, nắm…Do đó, người khuyết tật vận động gặp rất nhiều khó khan trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập và lao động.
Khuyết tật nghe, nói: Là người có khó khăn đáng kể trong nói và nghe, dẫn đến hạn chế về đọc, viết, từ đó dẫn đến nhưng hạn chế trong sinh hoạt, làm việc, học tập và hòa nhập cộng đồng. Họ cần được dung phương tiện trợ giúp, ngôn ngữ ký hiệu trong giao tiếp tổng hợp.
Khuyết tật nhìn: là những người có tật về mắt làm cho họ không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ ràng. Đối với người khiếm thị công cụ hỗ trợ di chuyển là chiếc gậy trắng, chữ nổi Braille, các dụng cụ hỗ trợ thông minh,… Những người nhìn kém thì môi trường cần thiết với họ là đảm bảo đủ ánh sáng, dùng những màu tương phản, cung cấp các thiết bị phóng đại hình ảnh.
Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng suy giảm trí giác, trí nhớ cảm xúc, kiểm soát hành vi suy nghĩ và có biểu hiện với lời nói, hoạt động bất thường.
Khuyết tật trí tuệ: Được xác định khi chức năng trí tuệ dưới mức trung bình; bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng như: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội/cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng đồng,…; tật xuất hiện trước 18 tuổi.
Khuyết tật dạng khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng có thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch giúp người khuyết tật cải thiện đời sống tinh thần, tăng cường sức khỏe và phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo. Tham gia các hoạt động xã hội giúp cỉa thiện mối quan hệ với cộng đồng, giảm sự cách li, xa lánh người khuyết tật. Việc sử dụng các công trình và dịch vụ công cộng thuận lợi phù hợp với đặc thù của người khuyết tật đảm bảo cho họ hưởng thụ quyền cong người và các quyền khác một cách đầy đủ cũng như tham gia bình đẳng về mọi hoạt động của xã hội. Việc tham gia các hoạt động xã hội của người khuyết tật có nhiều ý nghĩa cả về tinh thần lẫn vật chất, nó được thể hiện thông qua các hoạt động thực tiễn.