Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang tìm hiểu về thủ tục làm hộ chiếu để thời gian tới sẽ đi ra nước ngoài du lịch một khoảng thời gian. Tuy nhiên tôi thấy rằng hiện nay vẫn còn quốc gia không chấp nhận mẫu hộ chiếu mới của nước Việt Nam, vậy tôi thắc mắc rằng các nước không chấp nhận hộ chiếu mới của Việt Nam hiện nay là nới nào và tại sao các nước đó lại chưa chấp nhận? Đồng thời thời hạn của hộ chiếu Việt Nam nước ta hiện nay ra sao? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu hay còn gọi theo tiếng Anh là Passport, là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.
Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước, Hộ chiếu là giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.
Theo cách hiểu đơn giản thì Passport là chứng minh thư quốc tế để ra nước ngoài và trở về Việt Nam. Nếu như không có Passport thì bạn không thể nào lên máy bay để đến quốc gia mà bạn muốn đến. Đây chính là lý do vì sao chúng tôi nói Passport là “điều kiện cần” để bạn ra nước ngoài.
Để ra nước ngoài, giấy tờ đầu tiên phải có là hộ chiếu. Một số quốc gia cho phép bạn xuất nhập cảnh và về nước không cần visa thì bạn không cần làm Passport. Còn đối với nước có quy định nghiêm ngặt như Mỹ, hoặc 1 số nước châu Âu,… thì bạn cần xin visa (thị thực) mới có thể đi du lịch, du học và công tác.
Hộ chiếu có bao nhiêu loại?
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính:
Loại thứ nhất là màu xanh, được xem là Passport phổ biến nhất, dành cho khách du lịch.
Loại thứ hai cũng là màu xanh nhưng là xanh ngọc bích, đậm hơn một chút, thường dành cho công vụ ngoại giao ở nước ngoài.
Cuối cùng là Passport màu đỏ, chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ dành cho quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước.
* Hộ chiếu phổ thông màu xanh lá
Hộ chiếu phổ thông dành cho đa số, tên gọi tiếng anh là Popular Passport, được cấp cho công dân có quốc tịch Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thường thì những bạn có ý định du lịch nước ngoài hay đi du học, công tác thì sẽ được cấp loại hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá này.
Điều kiện: Chỉ cần bạn cung cấp CMND và sổ hộ khẩu thì sẽ được cấp Popular Passport, không cần điều kiện gì phức tạp.
* Hộ chiếu công vụ màu xanh ngọc bích
Hộ chiếu công vụ có màu xanh đậm hơn so với hộ chiếu phổ thông, chỉ được cấp cho những trường hợp đặc thù ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của chính phủ. Tên gọi tiếng anh của hộ chiếu công vụ là Official Passport, thời gian chỉ khoảng 5 năm.
Nếu có Official Passport, bạn không cần phải xin visa ở nước muốn đến, hơn nữa bạn còn được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt lúc nhập cảnh, tất nhiên là phải chấp hành đúng quy định của quốc gia mà bạn đến.
Đối tượng được cấp của Official Passport là cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước. Ngoài ra còn có sĩ quan, quân nhân làm trong quân đội, công an ra nước ngoài để làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ.
* Hộ chiếu ngoại giao màu đỏ
Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ, tên tiếng anh là Diplomatic Passport, là loại “chứng minh thư” chỉ dành cho các quan chức cấp cao.
Họ thường sử dụng tấm hội chiếu này để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao từ tổ chức chính phủ tối cao của nhà nước. Thời hạn của Diplomatic Passport cũng là 5 năm, có nó bạn cũng được miễn visa nhập cảnh và được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của quốc gia mà bạn đặt chân đến.
Những người được cấp Diplomatic Passport thường giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước. Chẳng hạn như Bộ trưởng, thứ Trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An hay Bộ Tư Pháp. Cấp bậc thấp nhất được cấp Diplomatic Passport là bí thư, phó bí thư hoặc Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh.
Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam
Theo điều 2, thông tư số 29/2016/TT-BCA của Bộ Công An, ngày 06/7/2016 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam thì thời hạn của hộ chiếu Việt Nam được quy định như sau:
– Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm, trừ các trường hợp: Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước bằng hộ chiếu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, có nhu cầu được cấp hộ chiếu mà không đủ điều kiện để làm thủ tục cấp lại hộ chiếu theo quy định tại khoản 3 điều 6 Thông tư này thì được xem xét cấp hộ chiếu có thời hạn không quá 01 năm để trở lại nước ngoài; Công dân Việt Nam thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh (quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP), nếu được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh (theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 136/2007/NĐ-CP) thì thời hạn hộ chiếu cấp cho công dân này do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
– Hộ chiếu có thời hạn 05 năm được cấp cho công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau: Trẻ em dưới 14 tuổi; Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và trẻ em dưới 09 tuổi là con của công dân đó.
– Công dân Việt Nam đề nghị bổ sung con dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của mình thì thời hạn của hộ chiếu sau khi bổ sung như sau:
+ Trường hợp hộ chiếu còn thời hạn không quá 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được giữ nguyên;
+ Trường hợp hộ chiếu còn thời hạn trên 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được điều chỉnh xuống còn 05 năm.
– Trẻ em từ 09 tuổi đến dưới 14 tuổi không cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ; hộ chiếu được cấp riêng, có thời hạn 05 năm.
Các nước không chấp nhận hộ chiếu mới của Việt Nam hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 03 nước ra thông báo không chấp nhận hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam gồm Cộng hòa Séc, Đức và Tây Ban Nha.
Lý giải về nguyên nhân, Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam đã có công hàm gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết, nước này tạm thời chưa công nhận mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam (mẫu được cấp từ ngày 01/7/2022) vì thiếu thông tin về nơi sinh. Nghĩa là những người mang hộ chiếu phổ thông Việt Nam theo mẫu mới màu xanh tím than, có số serial bắt đầu bằng chữ “P” tạm thời không thể nộp hồ sơ xin visa đến Đức.
Đại sứ quán Đức cũng khuyến cáo người dân Việt Nam rằng, trong trường hợp đã được cấp thị thực cũng không nên đến Đức bởi có nguy cơ sẽ bị từ chối cho nhập cảnh tại biên giới.
Còn theo thông báo ngày 01/8/2022 mới đây, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam cũng nêu rõ, không thể tiếp nhận đơn xin thị thực Schengen đối với hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam cho đến khi có thông báo mới.
Thông báo được đăng tải trên trang Facebook của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam như sau: Từ ngày 1/7/2022, các cơ quan Việt Nam triển khai cấp hộ chiếu mẫu mới cho công dân Việt Nam (bìa màu xanh tím than). Trên mẫu mới này không thể hiện thông tin về nơi sinh của người mang hộ chiếu. Đây là một thông tin quan trọng để xác định danh tính cá nhân và cũng là thông tin bắt buộc để xử lý các đơn xin thị thực Schengen.
Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha, cùng phối hợp với các quốc gia thành viên khác trong khối Schengen, đang tiến hành phân tích kỹ thuật. Các quy định hiện hành không cho phép việc cấp thị thực Schengen cho các công dân Việt Nam mang hộ chiếu mới do thiếu thông tin nơi sinh dẫn đến không thể xác minh danh tính của người xin thị thực.
Còn Đại sứ quán Cộng hoà Séc tại Việt Nam ngày 01/8/2022 cũng chính thức thông báo, hộ chiếu mới của Việt Nam được cấp từ ngày 01/7/2022 không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về thông số ICAO. Do đó, dừng công nhận mẫu hộ chiếu mới này.ICAO là Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. ICAO đã đề ra bộ quy định chung cho hộ chiếu, trong đó, theo văn bản hướng dẫn số 9303 về tiêu chuẩn hộ chiếu của ICAO, các thông tin bắt buộc phải có trên hộ chiếu là loại hộ chiếu, tên, số hộ chiếu, quốc tịch, ngày sinh, giới tính và ngày hết hạn hộ chiếu. Như vậy, nơi sinh không phải thông tin bắt buộc.
Việc đưa dữ liệu nơi sinh vào hộ chiếu tùy thuộc vào quyết định của từng quốc gia. Tuy nhiên, ICAO khuyến cáo các nước khi thêm hoặc loại bỏ thông tin về nơi sinh nên xem xét các vấn đề có thể nảy sinh, như có được cơ quan cấp thị thực của nước khác công nhận hộ chiếu hay không. Bởi dù không phải là trường dữ liệu bắt buộc theo quy định của ICAO, nơi sinh hiện được nhiều nước coi là một trong những thông tin quan trọng nhất trong hộ chiếu.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Các nước không chấp nhận hộ chiếu mới của Việt Nam hiện nay“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý đăng ký làm lại giấy khai sinh online cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giải quyết tranh chấp tiền lương trong quan hệ lao động 2023
- Xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
– Chụp ảnh để làm hộ chiếu từ: 20.000 – 30.000 đồng;
– Lệ phí cấp mới hộ chiếu là: 200.000 đồng;
– Chuyển phát nhanh khoảng 20.000 – 30.000 đồng;
– Lệ phí cấp lại hộ chiếu do bị hư hỏng, hết trang trong sổ, bị mất là: 400.000 đồng;
– Lệ phí thay đổi thông tin là: 50.000 đồng;
– Lệ phí gia hạn hộ chiếu là: 100.000 đồng…
Tất cả công dân Việt Nam hiện đang sử dụng CMND; hoặc Thẻ căn cước công dân đều có thể thực hiện việc xin cấp hộ chiếu online. Trừ trường hợp người đã thành niên đề nghị cấp chung hộ chiếu có người dưới 14 tuổi đi kèm.
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BNG thì cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ hộ chiếu công vụ là:
+ Cơ quan cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước).
+ Cơ quan cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện).