Xin chào Luật sư X, tôi nghe nói muốn kinh doanh dịch vụ massage, karaoke thì phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy có đúng không? Hiện nay có các ngành nghề kinh doanh nào phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy? Xin được tư vấn.
Chào bạn, Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC; là tài liệu pháp lý ;chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Vậy các ngành nghề kinh doanh nào phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Giấy phép PCCC là gì?
Giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế PCCC; là tài liệu pháp lý ;chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Đây là “giấy phép con” phổ biến; được quy định là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư; chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng; kinh doanh một số ngành bắt buộc phải có. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện; đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Các ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép PCCC
- Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
- Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
- Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên. Kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
- Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên. hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên. Hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên. Nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
Điều kiện để xin cấp giấy phép PCCC
Điều kiện đối với trường hợp lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch:
- Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm đến tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
- Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
- Phải có nguồn nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
- Bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
- Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình:
- Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
- Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
- Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; thông gió chống tụ khói; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
- Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
Trình tự và thủ cục xin cấp giấy phép PCCC
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép PCCC
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy;
- Văn bản nghiệm thu về PCCC và giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (bản sao);
- Bản kiểm tra an toàn về PCCC đối với các cơ sở và phương tiện giao tông cơ giới khác;
- Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương thiện cứu người đã trang bị;
- Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở;
- Các phương án phòng cháy, chữa cháy;
- Danh sách những nhân sự đã qua huấn luyện về PCCC.
Thủ tục xin cấp giấy phépPCCC
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh;
Bước 3: Cá nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh trong việc kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh;
Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ theo phiếu biên nhận hồ sơ.
Thời hạn cấp phép
Từ 20 – 30 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.
Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ PCCC?
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP “Quy định cho tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy” đơn vị được phép thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy có thể là doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác. Do đó, hộ kinh doanh hoàn toàn được thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy.
Tuy nhiên, việc hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy cũng phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc theo quy định tại Chương VI Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Theo đó, cần phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
- Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thực hiện hoạt động cụ thể liên quan đến phòng cháy và chữa cháy.
- Về vấn đề nhân sự, người lao động cần đáp ứng được các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng.
Điều quan trọng nhất, thông thường để thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy yêu cầu số lượng nhiều người lao động. Đối chiếu theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì nếu sử dụng từ trên 10 người lao động thì phải hoạt động kinh doanh ở loại hình doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
- Không có giấy phép bán lẻ thuốc lá thì có bị xử phạt?
- Quy định về kinh doanh thuốc lá gồm những gì?
- Mẫu đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp mới 2022
- Tính pháp lý trong kinh doanh massage là gì?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Các ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép PCCC“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về giấy phép phòng cháy chữa cháy thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bao gồm: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và công an cấp tỉnh.
Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP “Quy định cho tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy” quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Hiện nay giấy phép phòng cháy chữa cháy bắt buộc đối với những doanh nghiệp thuộc các trường hợp phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, những dự án công trình không thuộc đối tượng trên thì không cần phải xin giấy phép.