Phụ cấp độc hại là một trong những khoản phụ cấp quan trọng nhất dành cho các công nhân, viên chức và công chức đang phải đối mặt với những môi trường làm việc độc hại và nguy hiểm. Đây là một sự hỗ trợ tài chính quan trọng, nhằm bù đắp một phần nhỏ của những tổn thất về sức khỏe và tinh thần mà họ có thể phải chịu đựng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại hiện nay tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại hiện nay
Phụ cấp độc hại được hiểu là một khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khoẻ, tinh thần khi làm việc trong mô trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động và loại công việc khác nhau bởi mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có đặc thù riêng.
Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Theo đó, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau, bao gồm các nghề sau:
Khai thác khoáng sản; Cơ khí, luyện kim; Hoá chất; Vận tải; Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; Điện; Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; Sản xuất xi măng; Sành sứa, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; Da giày, dệt may; Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuối – chế biến gia súc, gia cầm); Thương mại; Phát thanh, truyền hình; Dự trữ quốc gia; Y tế và dược; Thuỷ lợi; Cơ yếu; Địa chất; Xây dựng (xây lấp); Vệ sinh môi trường; Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kinh xây dựng, vật liệu xây dựng; Sản xuất thuốc lá; Địa chính; Khí tượng thuỷ văn; Khoa học công nghệ; Hàng không; Sản xuất, chế biến muối ăn; Thể dục – Thể thao, văn hoá thông tin; Thương binh và xã hội; Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát; Du lịch; Ngân hàng; Sản xuất giấy; Thuỷ sản; Dầu khí; Chế biến thực phẩm; Giáo dục – đào tạo; Hải quan; Sản xuất ô tô xe máy.
Trong Danh mục trên sẽ quy định chi tiết các công việc trong từng ngành nghề và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc. Các đặc điểm điều kiện lao động này được chia thành các điều kiện lao động loại VI, loại V và loại IV.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Trong khi nhiều công việc đòi hỏi người lao động phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như hóa chất, bụi mịn, tia nhiệt, hay tiếng ồn cao, thì phụ cấp độc hại trở thành một phần quan trọng của chính sách bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động. Chính phủ và các tổ chức đang đề cao việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, và phụ cấp độc hại được xem như một biện pháp động viên và khuyến khích người lao động tiếp tục công việc của mình một cách đáng tin cậy.
Căn cứ Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, người sử dụng lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.
Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại?
Phụ cấp độc hại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động trong môi trường lao động đầy rủi ro. Tuy nhiên, việc tạo ra môi trường làm việc an toàn và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn vẫn là điều cần thiết để bảo vệ người lao động một cách bền vững. Vậy hiện nay có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động cao tuổi như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động cao tuổi để làm những nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.
Tuy nhiên trong trường hợp người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn thì có thể sử dụng người lao động cao tuổi để làm những nghề, công việc như trên.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại hiện nay” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mẫu thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019:
Người lao động được đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:
– 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong khi đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định.