Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức hoạt động là các công ty, trong đó, công ty TNHH là hình thức doanh nghiệp phổ biến nhất với những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Công ty TNHH cũng được chia thành hai loại, đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung hay công ty TNHH nói riêng, việc nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc. Bên cạnh việc vận hành hiệu quả lợi nhuận của công ty thì vấn đề về thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và kế toán. Việc hoạch định thuế là việc hết sức khó khăn, đặc biệt là các vấn đề về thuế lại được kiểm soát bởi các cơ quan Thuế nhà nước. Mặt khác, các loại thuế phải nộp cũng rất nhiều. Vậy các loại thuế công ty TNHH phải nộp theo quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Thuế là gì?
Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về thuế, đứng dưới những góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về thuế. Thuế hiểu đơn giản là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
Thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, việc không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp Luật hiện hành.
Cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp để thành lập
Doanh nghiệp tư nhân có ưu nhược điểm gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân.
Ưu điểm:
– Chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Chế độ trách nhiệm vô hạn.
Nhược điểm:
– Không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao
– Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh có ưu nhược điểm gì?
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
– Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
Ưu điểm:
– Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn;
– Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
Nhược điểm:
– Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro là rất cao.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có ưu nhược điểm gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu.
Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có ưu nhược điểm gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
Ưu điểm
– Chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, ít gây rủi ro cho người góp vốn;
– Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
– Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm:
– Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật,
– Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Công ty cổ phần có ưu nhược điểm gì?
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.
Ưu điểm:
– Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
– Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
– Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
– Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm:
– Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn.
– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.
Công ty TNHH là gì?
Công ty TNHH không được định nghĩa cụ thể theo pháp luật doanh nghiệp. Công ty TNHH là một hình thức doanh nghiệp bao gồm hai loại hình doanh nghiệp là:
– Công ty TNHH 1 thành viên;
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình.
Bên cạnh đó, việc gọi công ty TNHH là bởi vì điểm nổi bật của hình thức doanh nghiệp này là các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vị số vốn góp của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thực chất, hai loại hình công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau.
Công ty TNHH có những đặc điểm nổi bật nào?
*Về tư cách pháp nhân
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó công ty có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.
Công ty có điều lệ riêng có thể phân biệt các công ty khác cùng loại hình hoặc loại hình khác và được tổ chức thành một hệ thống theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty khá gọn nhẹ so với công ty cổ phần. Tuy nhiên giữa cơ cấu TNHH 1 thành viên và 2 thành viên là có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:
*Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên xây dựng với cơ cấu bao gồm:
– Hội đồng thành viên;
– Chủ tịch Hội đồng thành viên;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
*Đối với công ty TNHH 1 thành viên
– Do cá nhân làm chủ sở hữu thì được tổ chức mô hình hoạt động gồm:
+ Chủ sở hữu công ty;
+ Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm (có thể kiêm nhiệm Giám đốc);
+ Giám đốc (có thể được thuê hoặc do Chủ tịch công ty kiêm nhiệm).
– Do tổ chức làm chủ sở hữu thì được tổ chức mô hình hoạt động gồm:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Dù khác nhau nhưng cơ cấu của công ty TNHH không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát như công ty cổ phần.
*Về huy động vốn
Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể huy động vốn các hình thức tăng vốn của chủ sở hữu, thành viên công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tiếp nhận thêm thành viên góp vốn để tăng vốn điều lệ.
Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Theo đó, công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.
Quy định về thuế công ty TNHH
Số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty trách nhiệm hữu hạn phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN | = | (Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN(nếu có) | ) x | Thuế suất thuế TNDN |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | (Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển) |
Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Lưu ý:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì công ty phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
– Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các loại thuế công ty TNHH phải nộp
Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng
Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng: Mức thuế 28% áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (công ty tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) hoạt động trong bất kỳ ngành nào, ngoại trừ các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (với mức thuế từ 28% đến 50%);
Các mức thuế ưu đãi 20%, 15% và 10% được áp dụng khi đáp ứng được một số tiêu chí như một số ngành công nghiệp hay địa phương đang khuyến khích đầu tư.
Thuế giá trị gia tăng
Có 3 mức thuế VAT như sau:
_ Mức thuế 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu phần mềm, các dịch vụ cho công ty hoạt động trong khu chế xuất, hàng hoá do nhà thầu phụ sản xuất và hàng của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bán cho khác hàng là người nước ngoài nhưng giao nhận tại Việt Nam; và các hoạt động xây lắp cho các dự án xây dựng nước ngoài
_ Mức thuế 5% áp dụng cho khoảng 41 nhóm hàng hoá và dịch vụ như than, máy móc, sản phẩm luyện kim, khuôn đúc, hoá chất, máy tính và linh kiện, chất nổ, săm lốp, que hàn, dịch vụ xây lắp, dịch vụ sửa chữa thiết bị , dịch vụ đăng ký phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm xi măng công nghiệp, nhựa thông, đường, mía, nước uống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, dược phẩm, đồ chơi, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa qua chế biên, máy tính và đĩa vi tính;
_ Mức thuế 10% áp dụng cho 16 hạng mục hàng hoá và dịch vụ đặc biệt cùng với nhóm hàng thứ 17 bao gồm bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào không bao gồm trong hai mức thuế nói trên như kinh doanh vàng, bạc và đá quý, đại lý vận chuyển đường biển, dịch vụ môi giới, ôtô bốn chỗ, dầu mỏ, khí ga, đồ điện tử, thiết bị gia dụng, vải, quần áo, xây dựng, lắp đặt, bưu chính, viễn thông, tư vấn, kế toán, dịch vụ du lịch và vận chuyển đường biển.
Thuế xuất nhập khẩu
Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%. Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
Thuế thu nhập cá nhân
Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình.
Tiền thuê đất
Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.
Phí, lệ phí khác.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các loại thuế công ty TNHH phải nộp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề ly hôn với người nước ngoài ở việt nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cách tính thuế công ty TNHH 1 thành viên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ được áp dụng theo thuế suất theo tỷ lệ %, những mặt hàng thuế tuyệt đối được tính toán sẵn trên tờ khai “Thuế xuất khẩu của doanh nghiệp”.
Cách tính thuế xuất theo tỷ lệ %:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế xuất nhập khẩu
Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối được tính như sau:
Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị
Có thể nó, mỗi mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ có những mức đánh thuế % khác nhau. Chính vì vậy bạn nên căn cứ vào thuế suất mà hàng hóa của doanh nghiệp phải chịu để thanh toán được số thuế phải chịu.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số những nơi nộp thuế dưới đây:
– Nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước;
– Nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
– Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng;
– Thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.
Theo khoản 1 Điều 14 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến đăng ký thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên;
– Cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; cung cấp không đầy đủ, không chính xác số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
– Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo quy định nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước;
– Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan khi được cơ quan thuế yêu cầu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn buộc phải cung cấp lại thông tin với các hành vi nêu trên.