Đình công là một vấn đề không còn xa lạ đối với chúng ta; đặc biệt là những chủ thể tham gia quan hệ lao động như người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật nước ta có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này; Tuy nhiên, trên thực tế, nội quy lao động cũng là một trong các quy định yêu cầu người lao động phải tuân theo; Chính bởi mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ này; nên những cuộc đình công diễn ra ngày càng nhiều về cả số lượng; tính chất và quy mô. Pháp luật nước ta, một mặt quy định đình công là quyền của người lao động; mặt khác quy định các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công. Vậy, các hành vi bị nghiêm cấm khi đình công là những hành vi nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Đình công là một trong những biện pháp mà người lao động sử dụng để gây áp lực đối với người sử dụng lao động; với mong muốn đạt được nhưng yêu cầu nhất định. Do đó, đình công được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động; nhằm gây sức ép đối với người sử dụng lao động; nhằm đạt được những yêu sách nhất định….
- Dưới góc độ xã hội, đình công gây ra những ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; xét về cả tính chất và quy mô, đình công có tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội đối với khu vực có đình công xảy ra,…
- Dưới góc độ pháp lý; theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của người lao động; nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.
- Tóm lại, đình công có thể được hiểu là: “Sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được những yêu cầu của những người tham gia đình công”.
Đặc điểm cơ bản của đình công
Đình công là sự phản ứng của người lao động đối với người sử dụng lao động thông qua hành vi ngừng việc tạm thời.
- Trong điều kiện làm việc bình thường; người lao động có nghĩa vụ tuân thủ hợp đồng lao động đã ký kết về thời gian làm việc; thời gian nghỉ ngơi. Mọi sự nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động được coi là trái quy định; người lao động có thể phải chịu hình thức kỷ luận tương ứng.
- Khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên; tập thể người lao động có thể ngừng việc để gây sức ép với người sử dụng lao động; đây là dấu hiệu để nhận biết một cuộc đình công.
- Biểu hiện ngừng việc của người lao động tham gia đình công chỉ có tính chất tạm thời, tức là chỉ tạm ngừng quan hệ lao động.
- Trong ý thức của người lao động, sự ngừng việc này chỉ là trong một khoảng thời gian nhất định; chứ họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc,…
Đình công là hoạt động mang tính tập thể, có tổ chức và mang tính tự nguyện.
- Đình công là quyền của mỗi cá nhân người lao động; nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể; nó được thể hiện qua sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những người lao động với nhau.
- Sự tham gia của tập thể người lao động là một trong các biểu hiện bên ngoài của đình công. Tính tập thể được thể hiện đồng thời trên hai phương diện về định lượng và định tính.
- Tính tổ chức được hiểu là có yếu tố lãnh đạo cuộc đình công; đình công theo kế hoạch được chuẩn bị từ trước và hành động vì mục đích chung của tập thể.
- Đình công là phản ứng tập thể của nhiều người lao động. Để đạt được mục đích của cuộc đình công; không thể thiếu vai trò của người lanh đạo. Nếu không có sự thống nhất hành động của những người lao động thông qua vai trò của tổ chức lãnh đạo thì sẽ không tạo nên được sức mạnh của một cuộc đình công.
Mục đích của đình công
- Mục đích của đình công là nhằm đạt được yêu sách gắn với lợi ích của những người tham gia đình công. Về hình thức, yêu sách có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói; khẩu hiệu, thậm chí là yêu sách ngầm,…
- Đa số yêu sách trong đình công hiện nay là nhưng yêu sách về quyền và lợi ích đang tranh chấp; mà những người đình công muốn có được sau khi tranh chấp,….
Các hành vi bị nghiêm cấm khi đình công
Điều 208 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công. Cụ thể
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
- Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Quyền của các bên trước, trong và sau khi đình công
Vấn đề này được quy định tại Điều 203 Bộ Luật Lao động năm 2019 như sau
- Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
- Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây: Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công; Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp;
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây: Chấp nhận toàn bộ; hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công; do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản
Có thể bạn quan tâm
- Đình công là gì? Phân loại đình công lao động theo quy định?
- Những điểm mới về đình công theo Bộ luật lao động 2019
- Trình tự thủ tục đình công lao động theo pháp luật Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Các hành vi bị nghiêm cấm khi đình công?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại 187 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 184 Bộ luật Lao động năm 2019; Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Bộ luật Lao động năm 2019; Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.