Ngày nay đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu về cuộc sống của mọi người cũng nâng cao, vì vậy nhu cầu về giải trí, du lịch cũng ngày càng được ưa chuộng. Chính vì nhu cầu đó mà nhiều dịch vụ kinh doanh lữ hành nội địa cũng như quốc tế hình thành. Vậy các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế là gì? Hãy tham khảo những chia sẻ sau đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Chúng ta đang nói về vấn đề kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng liệu mọi người đã hiểu kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Có thể hiểu đơn giản chính là nơi mà mọi người muốn đi du lịch theo tour.
Kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?
Chính cái tên của nó đã nói lên bản chất. Chúng ta có thể biết kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là phục vụ khách đi du lịch nội địa trong nước, thì kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cũng có thể hiểu tương tự như vậy. Đó chính là việc phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và các khách hàng du lịch ra nước ngoài.
Điều kiện để kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?
Chính vì sự phát triển nhanh chóng nên những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế mọc lên như nấm. Để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của doanh nghiệp, pháp luật có có những yêu cầu và điều kiện nhất định để có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017:
“2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;”
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch;
h) Quản trị du lịch MICE;
i) Đại lý lữ hành;
k) Hướng dẫn du lịch;
l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm 1 và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.“
Như vậy, các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 trên thì sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Có một trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 30 Luật Du lịch 2017:
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật Du lịch 2017:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;
đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Du lịch 2017:
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Như vậy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là nơi có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Theo thông tư khoản 3 Điều 18 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL (sửa đổi bổ sung bởi thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL) quy định:
3. Phụ lục III. Mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, mẫu thẻ hướng dẫn viên du lịch
b) Mẫu số 02: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ thông tin về kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nói chung và “các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế” nói riêng. Mọi thắc mắc có liên quan hoặc cần tư vấn về vấn đề pháp lý như Thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài hãy liên hệ Luật sư X để được hỗ trợ và giải đáp. Tel: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp Giấy phép kinh doanh lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng thì có quyền yêu cầu Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cấp lại. Theo khoản 2 Điều 34 quy định:
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổng cục Du lịch thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở khi cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;
c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
d) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.