Xin chào Luật sư. Tôi là Minh H. hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Qua các thông tin tôi tìm hiểu trên mạng internet, các phương tiện truyền thông đại chúng tôi biết về có loại tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế. Tuy nhiên tôi vẫn chưa thực sự hiểu rõ Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì? Các dấu hiệu chứng của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì? Vì vậy tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi các thông tin về tội phạm này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Các dấu hiệu chứng của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì?
Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) hoặc pháp nhân (trong một số tội cụ thể) có những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước trong quản lý kinh tế.
Hầu hết các tội này có cấu thành vật chất, tức là các tội được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện một hành vi quy định trong điều luật với một số lượng, giá trị vật chất cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những cấu thành hình thức, tức là tội này không cần có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã được coi là hoàn thành. Một số tội có quy định là đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về tội quy định trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa được xóa án tính mà còn vi phạm. Một trong những dâu hiệu nêu trên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế.
Các nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Các tội này được quy định với 47 Điều trong chương XVIII tại Bộ luật hình sự 2015, được chia thành 03 nhóm:
- Nhóm các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại (có 12 tội trong nhóm này): được quy định từ Điều 188 đến Điều 199 Bộ luật hình sự.
- Nhóm các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (có 17 tội thuộc nhóm này): được quy định từ Điều 200 đến Điều 216 Bộ luật hình sự.
- Nhóm các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (có 18 tội thuộc nhóm này): được quy định từ Điều 217 đến Điều 234 Bộ luật hình sự
Các dấu hiệu chứng của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì?
Chương XVI Bộ luật hình sự quy định 29 tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Các tội này được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ mục đích của tội phạm mang tính vụ lợi. Tuy nhiên, động cơ, mục đích tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, trừ trường hợp điều luật quy định cụ thể.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm trong nhóm này xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, đang được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, lưu thông, quản lý tài chính, tiền tệ, … gây ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Mặt khách quan của tội phạm
Hầu hết các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có cấu thành vật chất, tức là các tội được coi là hoàn thành kể từ khi thực hiện một hành vi quy định trong điều luật với một số lượng, giá trị vật chất cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những tội cấu thành hình thức, tức là tội này không cần có hậu quả xảy ra thì tội phạm đã được coi là hoàn thành. Một số tội có quy định là đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án về tội quy định trong nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa được xóa án tính mà còn vi phạm.
Một trong những dâu hiệu nêu trên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hầu hết các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được biểu hiện bằng những hành động cụ thể, thể hiện bằng các thủ đoạn khác nhau khi thực hiện tội phạm. Công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm… thực hiện tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, trừ trường hợp luật định.
Mặt chủ quan của tội phạm
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ mục đích của tội phạm mang tính vụ lợi. Tuy nhiên, động cơ, mục đích tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, trừ trường hợp điều luật quy định cụ thể.
Chủ thể của tội phạm
Đa số các tội, chủ thể là bất kể người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi quy định. Tuy nhiên, một số tội cũng được quy định chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn.
Thông tin liên hệ luật sư
Vấn đề Các dấu hiệu chứng của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là gì? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch xây dựng vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đó là tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Các hình phạt chính của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định trong chưởng XVI BLHS gồm có:
– Đối với người phạm tội, hình phạt chính bao gồm hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm – Điều 193 BLHS năm 2015) hoặc tử hình (tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh – Điều 194 BLHS năm 2015).
– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn .
Hình phạt bổ sung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như sau:
– Đối với người phạm tội, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định .
– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, ngoài hình phạt chính, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.