Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp; không những gia tăng về số lượng mà phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt; đối tượng phạm tội đa dạng, nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự rất ngoan cố hoặc có những đối tượng có trình độ, kiến thức rất giỏi che dấu hành vi phạm tội khi bị bắt, khởi tố thường không khai báo, quanh co chối tội nên rất khó khăn trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án,….
Từ đó đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nói chung cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hỏi cung bị can nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề: Các chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Hỏi cung bị can là gì?
Theo từ điển Luật học: “Hỏi cung bị can là hoạt động tố tụng hình sự; do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai về các tình tiết của vụ án hình sự”
Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về hỏi cung bị can; nhưng không quy định cụ thể khái niệm về hỏi cung bị can. Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra; trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự do Điều tra viên và những người có thẩm quyền; khác tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can nhằm thu thập các tình tiết về nội dung vụ án, hành vi phạm tội.
Trường hợp bị can khai báo gian dối được hiểu như thế nào?
Có thể hiểu trường hợp bị can khai báo gian dối, được hiểu; là hành vi của bị can đã khai không đúng sự thật những tình tiết liên quan đến vụ án. Còn cung cấp tài liệu sai sự thật.
Thông thường, việc bị can khai báo gian dối xuất phát; từ một số động cơ sau: Bị can mong muốn trốn tránh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đối với hành vi phạm tội của mình hay mong muốn chịu hình phạt về một tội khác nhẹ hơn; bị can mong muốn bao che hay làm giảm nhẹ tội; của đồng phạm vì mối quan hệ bạn bè, gia đình hoặc vì những mục đích vụ lợi khác; bị can mong muốn vu khổng những đồng phạm khác do thù tức; hay nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho cá nhân trong tương lai; bị can mong muốn tự kết tội mình; do mắc bệnh tâm thần hay mong muốn được hưởng những điều kiện thuận lợi trong cuộc sống; vì những lý do gia đình hoặc công tác.
Các chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối.
Điều tra viên có thể phát hiện được sự gian dối trong lời khai; của bị can trong quá trình hỏi cung bị can khi thấy lời khai của bị can mâu thuẫn lẫn nhau, lời khai luôn thay đổi, thiếu sự logic bên trong của nó hoặc không phù hợp với những chứng cứ khác đã được kiểm tra, xác minh. Để vạch trần thái độ khai báo gian dối của bị can, điều tra viên có thể sử dụng các chiến thuật tác động xúc cảm, phân tích lôgíc lời khai của bị can và các thủ thuật phối hợp. Một số chiến thuật hỏi cung bị can cụ thể trong trường hợp này như sau:
Sử dụng mâu thuẫn.
Các mâu thuẫn trong lời khai của bị can thường là: Mâu thuẫn giữa lời khai của bị can; với các tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập được, với khả năng hành động; của bị can, với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở hiện trường, giữa lời khai trước; với lời khai sau của chính bị can… Mâu thuẫn trong lời khai của bị can thường là mâu thuẫn với diễn biến sự việc, hiện tượng, với các tài liệu; chứng cứ khác của vụ án, trong vụ án có đồng phạm thì có thể đó còn là mâu thuẫn; giữa lời khai của bị can với lời khai của các bị can khác trong vụ án.
Hỏi tuần tự
Hỏi tuần tự, hỏi thật chi tiết vấn đề bị can khai báo gian dối, để bị can trả lời chi tiết về việc mà bị can đề cập trong lời khai gian dối qua đó tiếp tục; làm bộc lộ những mâu thuẫn bị can không thể tiếp tục nói dối được nữa (hỏi tuần tự là hỏi theo diễn biến logic của thời gian và sự việc từ đầu đến cuối.)
Hỏi đứt quãng
Cán bộ hỏi cung sử dụng thủ thuật hỏi đứt quãng, hỏi không theo trình tự lôgíc của sự việc. Cán bộ hỏi cung chia sự việc cần hỏi ra thành nhiều loại , lúc hỏi chỗ này, lúc hỏi chỗ khác; không theo một trình tự đúng như thực tế xảy ra làm cho bị can không; nắm được ý đồ xét hỏi và tự bộc lộ những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án; và cán bộ hỏi cung có thể yêu cầu bị can lý giải về những tình tiết đó để làm thay đổi thái độ khai báo.
Thông thường bị can khai báo gian dối thường đi liền với phản cung. Hiện tượng khai báo gian dối thường xảy ra; đối với các bị can nay khai thế này, mai khai thế khác; vì vậy đòi hỏi cán bộ hỏi cung phải củng cố từng bước bằng cách hỏi; đến đâu củng cố đến đó, lời khai của bị can phải được ghi chép đầy đủ, chi tiết khách quan, ký tên xác nhận ngay; sau mỗi câu hỏi, câu trả lời. Trong trường hợp này có thể áp dụng thủ thuật hỗ trợ như cho viết bản tự khai ngay; sau khi hỏi cung, ghi âm lời khai cả âm điệu và giọng nói.
Ngoài ra, để vạch trần thái độ khai báo gian dối của bị can, điều tra viên; có thể sử dụng các chiến thuật tác động xúc cảm, phân tích lôgíc; lời khai của bị can và các thủ thuật phối hợp.
Các thủ thuật tác động xúc cảm đối với bị can bao gồm: khơi dậy sự hối hận; và thành khẩn khai báo của bị can bằng cách giải thích cho bị can thấy; những hậu quả pháp lý của thái độ ngoan cố; và gian dối của bị can cũng như những khả năng thuận lợi; nếu bị can chịu thành khẩn khai báo; và hợp tác với cơ quan điều tra trong việc làm rõ sự thật của vụ án;
Tác động lên những mặt tốt của bị can; như thành tích, công lao cống hiến, uy tín… của bị can; sử dụng sự ác cảm của bị can đối với đồng phạm; nào đó trong vụ án, sự phụ thuộc; của bị can đối với các đồng phạm đã làm giảm uy tín của bị can, sự nghi ngờ; của bị can đối với lòng trung thành của các đồng phạm; sử dụng tình tiết bất ngờ bằng cách đặt; những câu hỏi mà trong tình huống đó bị can hoàn toàn không ngờ tói (hỏi bất ngờ vào điểm yếu).
Các thủ thuật phân tích logic lời khai của bị can (các thủ thuật tác động logic); thường được áp dụng nhằm chứng minh cho bị can thấy rằng bị can; đã bị vạch trần là nói dối, chỉ ra cho bị can thấy những mâu thuẫn trong lời khai của bị can.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “ Các chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Hợp pháp hóa lãnh sự giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 1 điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: ” Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”
Như vậy, bị can không đồng nghĩa với khái niệm là người có tội. Đây là 01 vấn đề mang tính nguyên tắc, được quy định tại điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự – Nguyên tắc suy đoán vô tội.
Do vậy, bị can là người đã bị khởi tố hình sự mặc dù bị hạn chế về một số quyền công dân xong bị can vẫn còn những quyền cụ thể được quy định tại khoản 2 điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đây là những quy định thể hiện sự thể chế hóa của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.
· Ưu điểm:
Sử dụng mâu thuẫn đã phát hiện được để đấu tranh với bị can nhằm vạch trần lời khai gian dối của bị can. Buộc bị can phải khai đúng sự thật. Đặt câu hỏi để bị can khai báo mâu thuẫn và sử dụng mâu thuẫn này để đấu tranh với bị can. Trong vụ án có đồng phạm, nếu nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ án, cán bộ hỏi cung có thể phát hiện ra mâu thuẫn giữa các bị can về lợi ích, vị trí, đời sống, để từ đó khoét sâu mâu thuẫn giữa các bị can, làm cho bị can này tích cực khai báo về hành vi phạm tội của bị can khác.
· Nhược điểm:
Để có thể phát hiện được các mâu thuẫn trong lời khai của bị can, cán bộ hỏi cung cần nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ án, so sánh các tài liệu, chứng cứ thu thập được với lời khai của bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác để kiểm tra lời khai của bị can. Trong tình huống bị can khai báo gian dối thì cũng đồng thời làm xuất hiện tình huống mâu thuẫn vì vậy cán bộ hỏi cung và bị can đều ở trong tình trạng căng thẳng về tâm lý, những phản ánh trái ngược đối lập với nhau càng quyết liệt hơn , rất có thể làm đổ vỡ cuộc hỏi cung do bị cận khiêu khích làm cho cán bộ hỏi cung phát khùng do không làm chủ được mình.