Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hình Sự

Các câu hỏi khi lấy lời khai người làm chứng như thế nào?

Bùi Ngân by Bùi Ngân
Tháng 4 6, 2022
in Luật Hình Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Bãi nại có đi tù không?

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Các câu hỏi khi lấy lời khai
  2. Mời bạn xem thêm:
  3. Thông tin liên hệ với Luật sư X
  4. Câu hỏi thường gặp

Trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm chứng như thế nào? Các câu hỏi khi lấy lời khai người làm chứng mà kiểm sát viên sẽ sử dụng trong quá trình lấy lời khai là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu về nội dung qua bài viết dưới đây.

Các câu hỏi khi lấy lời khai

Trình tự, thủ tục lấy lời khai người làm chứng

– Triệu tập người làm chứng

Việc triệu tập để lấy lời khai người làm chứng thực hiện theo quy định tại Điều 185 BLTTHS năm 2015. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, kiểm sát viên phải gửi giấy triệu tập. Nội dung giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

  • (1) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
  • (2) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;
  • (3) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật Tương trợ tư pháp.

– Tiến hành lấy lời khai 

Kiểm sát viên (KSV) có thể tiến hành lấy lời khai người làm chứng tại nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai. Trước khi lấy lời khai, KSV phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của BLTTHS năm 2015. Việc này phải ghi vào biên bản, trước khi hỏi về nội dung vụ án, KSV phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Tiếp đó, KSV yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.

– Lập biên bản lấy lời khai

Theo quy định tại các điều 187, 178, 133 BLTTHS năm 2015 thì khi lấy lời khai người làm chứng, KSV phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lấy lời khai, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung lấy lời khai, KSV lấy lời khai, người làm chứng và những người khác tham gia buổi lấy lời khai (người chứng kiến, Kiểm tra viên ghi biên bản), khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ. Sau khi lập biên bản, KSV phải đọc biên bản cho người làm chứng nghe hoặc để họ tự đọc, giải thích và đảm bảo cho họ thực hiện các quyền thêm, bớt, sửa chữa, tẩy xóa, nhận xét về biên bản. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa phải được xác nhận bằng chữ ký của họ. Trường hợp không chấp nhận những ý kiến của họ thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lấy lời khai người làm chứng phải có chữ ký của KSV, người làm chứng, người khác (nếu có).

Trường hợp người làm chứng không ký vào biên bản thì KSV ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản; trường hợp người làm chứng không biết chữ thì KSV đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người làm chứng và chữ ký của người chứng kiến; trường hợp người làm chứng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì KSV đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc ghi âm, ghi hình lấy lời khai cũng phải thể hiện đầy đủ các nội dung: Ngày, giờ, tháng, năm thực hiện; họ tên những người tham gia, các câu hỏi và câu trả lời; xác nhận bằng giọng của người làm chứng đối với các điểm sửa chữa, thêm, bớt; cam đoan của người làm chứng về lời khai của mình…

Đối với việc lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi, KSV phải thực hiện đúng quy định tại Điều 421 BLTTHS năm 2015, tức là: Phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai cho người đại diện của người làm chứng; việc lấy lời khai người làm chứng phải có đại diện của họ tham dự; thời gian lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp. Đây là quy định mới của BLTTHS năm 2015 nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi. Ngoài việc thực hiện đúng quy định tại Điều 421 BLTTHS năm 2015, việc lấy lời khai người làm chứng dưới 18 tuổi còn được áp dụng quy định tại các điều 127, 185, 186 và 187 BLTTHS năm 2015.

Các câu hỏi thường gặp khi lấy lời khai

Các câu hỏi khi lấy lời khai người làm chứng như thế nào?
Các câu hỏi khi lấy lời khai người làm chứng

Khi lấy lời khai người làm chứng, Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ các điều 66, 185, 187, 178, 133 của BLTTHS năm 2015 để lấy lời khai người làm chứng.

Chuẩn bị lấy lời khai

Nghiên cứu hồ sơ vụ án nhằm xác định chính xác phạm vi những tài liệu, chứng cứ mà người làm chứng có thể cung cấp, những vấn đề cần phải bổ sung, phát hiện mâu thuẫn cần giải quyết và thiếu sót phải khắc phục. Nghiên cứu khách quan, thận trọng toàn bộ các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được như: Lời khai người làm chứng, bị can, bị hại; tài liệu về nhân thân của người làm chứng…

Khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, KSV cần phải lập kế hoạch lấy lời khai. Có kế hoạch, KSV mới có sự chủ động, nắm chắc được những nội dung cần phải làm, nội dung gì làm trước, nội dung gì làm sau.

Kế hoạch lấy lời khai cần cụ thể, rõ ràng, chính xác và đầy đủ những nội dung chủ yếu sau:

Căn cứ vào những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, phạm vi những chứng cứ, tài liệu người làm chứng có thể cung cấp, lời khai của những người tham gia tố tụng khác, KSV chuẩn bị đầy đủ các nội dung cần làm rõ, cần giải quyết khi lấy lời khai người làm chứng; các tài liệu, chứng cứ sử dụng để đấu tranh với người làm chứng khi họ khai báo gian dối, từ chối khai báo hoặc dùng để đối chiếu, kiểm tra lời khai báo của họ. Không phải tài liệu, chứng cứ nào cũng đều sử dụng được, nên KSV cần lựa chọn cẩn thận các chứng cứ mà khi cần sử dụng sẽ đem lại hiệu quả nhất; dự kiến về chiến thuật lấy lời khai của người làm chứng trong các tình huống người làm chứng thành thật khai báo, người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo.

Với các vấn đề cần lấy lời khai, KSV dự kiến các câu hỏi cần đưa ra để người làm chứng trả lời, các câu hỏi giúp người làm chứng viết bản tự khai đúng trọng tâm. Câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, ngắn gọn, nhưng phải có đầu, có đuôi. Vì trình độ văn hóa, sự hiểu biết của mỗi người làm chứng khác nhau, nên KSV phải dùng từ dễ hiểu, phù hợp với hiểu biết của mỗi người. Kiểm sát viên cũng phải suy đoán trước các câu trả lời của người làm chứng và chuẩn bị kỹ các phương án xử lý, đồng thời lưu ý đến độ tuổi, thái độ, tâm lý, hoàn cảnh của người làm chứng mà lựa chọn nơi tiến hành lấy lời khai cho phù hợp. Người làm chứng dưới 18 tuổi thì nên lấy lời khai tại địa điểm thân thiện, quen thuộc để không tạo áp lực cho họ. Không nên lấy lời khai khi người làm chứng thiếu tỉnh táo, xúc động mạnh hoặc có các biểu hiện tâm lý tiêu cực; các phương tiện kỹ thuật cần sử dụng trong quá trình lấy lời khai như: Máy ghi âm, ghi hình, máy chụp ảnh, biển bản ghi lời khai…

Tiến hành lấy lời khai

– Kiểm sát viên chủ động thiết lập sự tiếp xúc tâm lý

Trước khi bắt đầu lấy lời khai, KSV giới thiệu họ tên, chức danh, nhiệm vụ của mình và dành thời gian hỏi thăm sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, công việc của người làm chứng, mục đích nhằm xóa tan các trạng thái tâm lý tiêu cực của người làm chứng, làm cho họ thấy được sự tôn trọng, quan tâm. Thái độ của KSV phải khiêm tốn, trang phục đúng quy định của ngành.

Tiến hành kiểm tra thông tin cá nhân của người làm chứng trong trường hợp KSV chưa biết rõ về họ.

– Giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng

Việc này cần được thực hiện trong từng lần lấy lời khai người làm chứng, để họ nắm vững đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình. Kiểm sát viên phải giải thích, bảo đảm cho người làm chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.  

Sau khi thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa KSV và người làm chứng, KSV yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết về những tình tiết mà họ biết về vụ án. Việc này rất cần thiết nhằm kiểm tra thái độ khai báo của người làm chứng để vận dụng chiến thuật lấy lời khai phù hợp, cũng như khai thác mọi hiểu biết của họ về các tình tiết của vụ án. Quá trình trình bày hoặc viết bản tự khai, nếu người làm chứng lúng túng, không rõ phải viết hay trình bày thế nào, bắt đầu từ đâu, thì KSV phải hướng dẫn cho người làm chứng cách khai báo theo trình tự thời gian xảy ra sự việc hoặc phải bắt đầu từ sự việc gì.

Trong khi người làm chứng trình bày, KSV phải chú ý lắng nghe, nên có những cử chỉ, lời nói thể hiện sự quan tâm đến lời nói của họ; không nên cắt ngang khi họ đang trình bày, trừ khi họ nói về những tình tiết không liên quan gì đến vụ án. Còn khi họ tự viết về những tình tiết vụ án, KSV phải tập trung quan sát, để ý thái độ, biểu hiện của người làm chứng để có thêm thông tin đánh giá thái độ khai báo của họ.

Để người làm chứng tự trình bày hoặc tự viết lời khai là cần thiết, nhưng chưa đầy đủ, KSV còn phải đặt ra các câu hỏi để kiểm tra lời khai của người làm chứng, để bổ sung lời khai hoặc để làm chính xác lời khai báo của họ. Câu hỏi KSV đưa ra cho người làm chứng trả lời phải rõ ràng, ngắn gọn, phải có đầu, có đuôi và phù hợp với trình độ hiểu biết của họ. Tuyệt đối không được đưa ra những câu hỏi mang tính chỉ dẫn, gợi ý người làm chứng khai báo theo ý muốn chủ quan của KSV.

Kết thúc lấy lời khai

Mỗi lần lấy lời khai người làm chứng, Kiểm sát viên đều phải lập biên bản. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải theo đúng quy định tại các điều 187, 178, 133 BLTTHS năm 2015, KSV phải chuyển biên bản lấy lời khai người làm chứng cho ĐTV để đưa vào hồ sơ vụ án.

Kiểm sát viên phải kiểm tra hình thức, nội dung của biên bản lấy lời khai để kịp thời sửa chữa các thiếu sót. Cần trích cứu lại lời khai của người làm chứng sau mỗi lần lấy lời khai để so sánh, đánh giá giữa các bản khai của người làm chứng, cũng như giữa lời khai của người làm chứng và các chứng cứ khác của vụ án được thuận lợi.

Mời bạn xem thêm:

  • Nhà nước có những biện pháp gì để bảo vệ người làm chứng?
  • Người làm chứng nên làm gì khi bị đe dọa?

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Lấy lời khai người làm chứng ở đâu?

Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.

Nguyên tắc lấy lời khai người làm chứng

Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của người làm chứng theo quy định. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Các câu hỏi khi lấy lời khaiCác câu hỏi thường gặp khi lấy lời khai

Mới nhất

Bãi nại có đi tù không

Bãi nại có đi tù không?

by Hương Giang
Tháng 8 16, 2024
0

Bãi nại là một thuật ngữ pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt trong các vụ...

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không

Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?

by Ngọc Anh
Tháng 12 14, 2023
0

Xin chào Luật sư, tháng 7 vừa qua công ty tôi có thực hiện một đợt từ thiện cho các...

Sư thầy Thích Tâm Phúc bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì

“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?

by Ngọc Anh
Tháng 12 8, 2023
0

Ngày 06/12/2023 vừa qua vụ việc "Sư thầy Thích Tâm Phúc" bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt...

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 767 tỉ đồng bị xử mức án gì?

by Hữu Duy
Tháng mười một 28, 2023
0

Nếu như bạn là một người quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội hay các tin...

Next Post
Ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có rút được tiền không?

Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền không?

Chế độ sinh con thứ 4 năm 2021 như thế nào?

Chế độ sinh con thứ 4 năm 2021 như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x