Các vụ án hình sự để xét xử những cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến những người khác và đời sống xã hội. Tuy nhiên, để khởi tố các vụ án hình sự cần phải có các căn cứ nhất định. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, căn cứ khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
Thứ nhất, tố giác của cá nhân
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác của cá nhân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường điện thoại, thư tín… và có thể được thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản. Mọi người đều có quyền tố giác về tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung của tố giác.
Tuy nhiên, nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Thứ hai, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận được thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo, thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh. Nếu qua xác minh thấy vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Phương tiện thông tin đại chúng là phương tiện thông tin có đối tượng tác động là đông đảo người dân như báo chí in, đài tuyền hình, đài phát thanh,…
Khi có được thông tin về tội phạm do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh để kết luận có dấu hiệu tội phạm hay không, làm căn cứ khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Thứ tư, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyết xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Cùng với các nguồn tin khác, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
Đây là trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và dùng đó làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện sự việc nào đó có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa được khởi tố
Thứ sáu, người phạm tội tự thú
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Người phạm tội tự thú là người đã thực hiện hành vi phạm tội và họ tự mình ra thú nhận hành vi phạm tội của họ trước các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Việc thú nhận hành vi phạm tội của người phạm tội trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện là cơ sở để đánh giá có thể có sự việc phạm tội xảy ra và khả năng người tự thú là người thực hiện hành vi phạm tội. Do vậy, từ lời khai của người phạm tội tự thú cũng là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại dựa trên những cơ sở lý luận như thế nào?
Bất kì một xã hội nào cũng luôn lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển. Liên quan đến con người đó là quyền con người, quyền này đã được đề cập đến từ lâu. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì quyền con người lại ngày càng được đề cao hơn. Nhà nước ta với bản chất là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Trong xã hội đó, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp chính đáng của công dân được coi là yêu cầu trung tâm cuả nội dung về nhà nước pháp quyền. Quyền con người được khẳng định trong nhiều văn bản pháp lý của nhà nước ta. Quan trọng nhất phải nói đến Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước.
Điều 20 Hiến pháp Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Quyền con người được pháp luật bảo vệ thông qua các hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp.
Pháp luật tố tụng hình sự với vai trò là một bộ phận của pháp luật cũng có những biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền con người. Một quy định quan trọng phải nói đên ở đây đó là “ quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại”. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất và tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra, quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất. Vì vậy, bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một vấn đề đang được quan tâm.
Ngoài ra xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự là nguyên tắc “ Bảo đảm pháp chế xã hôi chủ nghĩa trong tố tụng hình sự” ( Điều 3, nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” (điều 4), nguyên tắc “bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân” ( Điều 7)… quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cũng là sự cụ thể hóa các nguyên tắc trên.
Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại còn xuất phát từ mối quan hệ của các giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và các giai đoạn khác của quá trình tố tụng. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt mà khởi tố vụ án chỉ được thực hiện với các điều kiện có yêu cầu khởi tố của người bị hại. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là giai đoạn mở đầu làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Người bị hại tự nguyện rút yêu cầu khởi tố
- Mẫu đơn khiếu nại không khởi tố vụ án hình sự
- Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
- Phân biệt rút yêu cầu khởi tố với đơn bãi nại
- Vụ án tội phạm công nghệ cao
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các căn cứ để khởi tố vụ án hình sự“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra phải xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm. Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, bảo đảm không tội phạm nào không bị phát hiện, không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan.
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm hoặc có các căn cứ khác theo quy định của pháp luật thì ra quyết định không khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định “những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chẩt nguy hiểm cho xã hội không đáng kể…”
Xuất phát từ khái niệm khoa học đã được đưa ra trên đây của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, chúng ta có thể nhận thấy, bản chất pháp lý của giai đoạn này là ở chỗ: Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc.