Xin chào Luật sư X, bạn của tôi mở công ty tư nhân rất phát triển nên muốn mời tôi tham gia góp vốn để kiếm lợi. Tuy nhiên, tôi không biết nhiều về các quy định liên quan đến góp vốn ở doanh nghiệp tư nhân. Vậy cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân hiện nay
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Với tính chất là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ nên toàn bộ vốn để thành lập doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân được gọi là một chủ sở hữu. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Để trở thành một pháp nhân doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng các điều kiện:
Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đầu tư và làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập nên doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện để được công nhân là pháp nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm tài sản đối với đối tác, khách hàng, chủ nợ, những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm.
Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
Theo Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân như sau:
“Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Theo đó, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Như vậy, theo như Luật sư X đã trình bày thì cá nhân không được phép góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được quyền góp vốn vào công ty khác không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật doanh nghiệp thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Sở dĩ, Luật doanh nghiệp có quy định như vậy là bởi vì chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng tương đồng với trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh (Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh (theo điểm b, khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp). Do đó để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp tư nhân nên Luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân nên bạn không thể thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác.
Khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”. Như vậy, điều luật này chỉ hạn chế quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp tư nhân trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần mà không hề hạn chế những quyền trên đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu?
- Chồng bán nhà mà vợ không đồng ý thì có vi phạm?
- Trốn nghĩa vụ quân sự lần đầu bị phạt gì?
- Mẫu đơn tố cáo sử dụng hình ảnh trái phép lên MXH
- Đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, đơn xin tạm ngừng kinh doanh; luật bay flycam; ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Nếu doanh nghiệp tư nhân muốn nhập vốn góp từ người khác thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hay công ty cổ phần.