Trong sự phát triển của xã hội, mỗi cá nhân không chỉ hoạt động riêng rẽ mà còn tham gia thiết lập đa dạng các loại giao dịch, hợp đồng nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, sinh hoạt cá nhân. Thông thường, khi tiến hành giao kết hợp đồng, hai bên trong hợp đồng sẽ gặp gỡ, trao đổi và thảo luận trước khi ký kết hợp đồng. Vậy trong trường hợp bị tạm giam, cá nhân bị tạm giam có được ký hợp đồng không? Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về tạm giam
Tạm giam là gì?
Tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền áp dụng nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn những hành vi gây cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc tiếp tục phạm tội. Đây được xem là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, tạm giam không phải là hình phạt tù có thời hạn bởi vì mục đích của tạm giam là để ngăn chặn tội phạm còn hình phạt lại nhằm mục đích trừng trị, răn đe và cải tạo người phạm tội.
Cá nhân bị tạm giam theo quy định của pháp luật
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, cá nhân bị tạm giam được hiểu là “người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm: bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”.
Một cá nhân bị tạm giam khi thuộc một trong các trường hợp nào?
- Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm và trong các trường hợp có căn cứ chứng minh người đó có khả năng tiếp tục phạm tội hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, xét xử. (Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Hình sự năm 2015).
- Bị kết án phạt tù hoặc tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án
- Để thực hiện việc dẫn độ.
Thời hạn bị tạm giam theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam có thể khác nhau:
Trong giai đoạn điều tra, thời hạn tạm giam tối đa (đã bao gồm thời gian gia hạn tạm giam) để điều tra là 03 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 05 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 07 đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 12 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong giai đoạn truy tố, thời hạn tạm giam không được vượt quá thời hạn quyết định truy tố, cụ thể là tối đa 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, tối đa 45 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 60 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, đối với tội phạm ít nghiêm trọng là tối đa 45 ngày, đối với tội phạm nghiêm trọng là tối đa 02 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng là tối đa 03 tháng và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 04 tháng.
Thời hạn tạm giam sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định tạm giam. Thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày, không tính tháng thiếu hoặc tháng thừa (28 hoặc 31 ngày).
Cá nhân bị tạm giam có được phép ký hợp đồng không ?
Căn cứ Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 117 của Bộ luật này cũng quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp có quy định”.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giam:
“3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án“.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định quyền của người bị tạm giam:
” […] e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự”
Như vậy, cá nhân bị tạm giam vẫn có thể ký hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp nếu được sự chấp thuận của cơ quan đang thụ lý vụ án. Cụ thể, cá nhân bị tạm giam có mong muốn được ký hợp đồng gửi yêu cầu đến cơ quan đang thụ lý vụ án. Sau khi được chấp thuận của cơ quan đang thụ lý và lãnh đạo trại tạm giam, cá nhân thực hiện ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tiến hành ký kết hợp đồng. Việc thực hiện ủy quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người bị tạm giam có được ủy quyền không theo quy định?
Khoản 1 Điều 24 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, người bị tạm giam được ủy quyền cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý đồ vật, tư trang, tiền và tài sản khác của họ.
Mặt khác, Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 cũng quy định người bị tam giam được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giam.
Như vậy, người bị tạm giam hoàn toàn được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Cách tính thời hạn tạm giam để điều tra
- Người bị tạm giam có được ủy quyền không theo quy định?
- Đang bị tạm giam có được ủy quyền cho người thân rút tiền?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cá nhân bị tạm giam có được ký hợp đồng không?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về việc ký hợp đồng khi bị tạm giam và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Trong thời gian đang bị tạm giam mà chưa bị xem xét kỷ luật thì vẫn sẽ được hưởng 50% mức lương hiện đang được hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có cư trú và lý lịch rõ ràng trừ các trường hợp bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội,…
Việc tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ của người ra lệnh; họ, tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt.
Trước khi tiến hành bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt. Khi bắt phải lập biên bản, biên bản phải ghi rõ ngày tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản. Người thi hành lệnh bắt, người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và ký tên.