Trưa 16/9, tại Km162 thuộc bản Pa Kha, xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra xe ô tô tải, do N.X.S;( sinh năm 1973, Hà Nội), điều khiển. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe vận chuyển hơn 1 tấn nội tạng động vật và sản phẩm từ động vật; không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối. Vậy, Buôn bán sản phẩm động vật bốc mùi có bị phạt tù theo quy định không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ban hành ngày 26/08/2020 của Chính phủ
Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Nội dung tư vấn
Sản phẩm từ động vật
Sản phẩm động vật như lòng, dạ dày, tim, gan lợn, bò, cá, gà… là thực phẩm được người Việt Nam ưa thích. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm an toàn, ôi thiu và được phù phép làm cho tươi mới bởi hóa chất, người tiêu dùng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn cũng như sơ chế.
Sản phẩm động vật tươi thường có màu sắc tươi mới, màu hồng sáng, không bị chảy nước, không bị thâm, không bị beo, căng đều. Khi thấy sản phẩm động vật được ngâm lạnh, vẫn còn cứng do “đóng đá”, tức là sản phẩm đã được để lâu và bảo quản đông lạnh. Ấn nhẹ có sự đàn hồi, không bị lún.
Buôn bán sản phẩm động vật bốc mùi
Trưa 16/9, tại Km162 thuộc bản Pa Kha, xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra xe ô tô tải, do N.X.S;( sinh năm 1973, Hà Nội), điều khiển. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe vận chuyển hơn 1 tấn nội tạng động vật và sản phẩm từ động vật; không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối.
Qua kiểm tra, phát hiện trên xe vận chuyển hơn 1 tấn nội tạng động vật và sản phẩm từ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối gồm 260kg lòng phèo bò, hơn 700kg da bò và 39kg đầu bò.
Lái xe N.X.S khai nhận, mua số hàng hóa trên ở xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội, với giá 11,7 triệu đồng, khi đang trên đường vận chuyển thì bị phát hiện và bắt giữ.
Buôn bán sản phẩm động vật bốc mùi có bị phạt tù theo quy định không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, hành vi chế biến và bán lại sản phẩm từ động vật đã bị ôi thiu, biến đổi màu sắc đã vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật,sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm (căn cứ vào Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP).
Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm.
Mặt khác, nếu hành vi cung cấp, buôn bán sản phẩm từ động vật làm chủ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Còn đối với trường hợp trên, do anh S. chưa đem đi tiêu thụ đã bị phát hiện; do đó, căn cứ Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Theo đó, mức phạt tiền có thể từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; do hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được hiểu như thế nào?
Vấn đề xuất xứ hàng hóa đã được quy định rõ tại Khoản 4, Điều 13, Luật Thương mại 2005:
“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”
Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được hiểu là không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó. Không thể xác định được hàng hóa đến từ đâu; do đó có nguy cơ hàng hóa không đảm bảo chất lượng, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Buôn bán sản phẩm động vật bốc mùi có bị phạt tù theo quy định không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Tội bắt nhốt động vật quý hiếm bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có nhãn mác, không rõ nơi sản xuất hàng hóa.
Đối với trường hợp vận chuyển, mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì pháp luật quy định hình thức xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, người vận chuyển phải xuất trình hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó.
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;