Thời gian gần đây công an một số địa phương phát hiện các vụ việc ma túy tổng hợp có trong thực phẩm; đồ uống; gây tâm lý lo lắng cho người dân, nhất là các bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Ma túy tổng hợp đang tìm đủ mọi cách để tấn công vào người dân nói chung, đặc biệt là người nghiện. Để lôi kéo được một số lượng người nghiện lớn thì ma túy tổng hợp luôn thay đổi về mẫu mã, hình thức, đặc biệt là tác dụng kích thích. Vậy hành vi Buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Ma túy là gì?
Luật Phòng, chống ma tuý 2021 đưa khái niệm về chất ma túy như sau:
Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy phạm tội gì?
Chất ma tuý (bao gồm cả ma túy đá) là những chất gây nghiện và những chất hướng thần mà nếu sử dụng lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến trạng thái lệ thuộc vào nó. Đây là loại chất kích thích gây nghiện nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người.
Do đó, việc thực hiện các giao dịch mua bán các chất ma túy không tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của pháp luật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng theo điều 251 BLHS 2015 có quy định:
Người nào thực hiện hành vi mua bán trái phép ma túy mà thuộc vào các trường hợp quy định tại điều 251 thì sẽ bị xử lý hình sự.
Như vậy, hành vi buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy có thể sẽ bị khép vào tội mua bán trái phép chất ma túy.
Cấu thành tội phạm tội mua bán trái phép chất ma túy
Hành vi giấu ma túy trong móng trâu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố sau:
Về chủ thể
Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 251 đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khách thể
Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc mua bán; trao đổi chất ma tuý. Theo đó hành vi mua bán trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách; quy định của Nhà nước trong việc mua bán, trao đổi chất ma túy. Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma tuý.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý bao gồm việc bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma tuý để bán cho người khác; hoặc dùng ma tuý để đổi lấy hàng hoá hay dùng hàng hoá để đổi lấy ma tuý.
Điều 251 quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy không phụ thuộc vào nguồn gốc hay khối lượng; hàm lượng của chất ma túy đó. Chỉ cần có mục đích mua bán khi thực hiện hành vi phạm tội thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp không chứng minh được mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người phạm tội thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội khác như tội tàng trữ trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy,…
Hậu quả
Hậu quả của tội mua bán trái phép chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
Theo đó, người phạm tội cứ có hành vi mua bán; trao đổi trái phép chất ma túy thì đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này.
Những thiệt hại do hành vi mua bán trái phép chất ma tuý gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý); do đó không thể xác định được hậu quả cụ thể trong trường hợp này. Hay nói cách khác đây là tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý; tức là nhận thức rõ mình đang thực hiện hành vi bị pháp luật cấm, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Do đó, đối với hành vi mua bán trái phép chất ma tuý chỉ có thể được thực hiện do cố ý trực tiếp. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.
Buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 251 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Tội mua bán trái phép chất ma túy
Khung 1
Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp mua bán ma túy sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
- Qua biên giới;
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp mua bán ma túy sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa; hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
- b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa; hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Giải quyết vấn đề
Hành vi buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này là một dạng biến tướng của hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Người phạm tội có thể phải chịu hình phạt cao nhất lên tới tử hình.
Mời bạn xem thêm
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Lừa bán cần sa cho người khác có thể bị phạt tù lên đến 20 năm
- Lập trang trại trồng cần sa trong mùa dịch có bị xử lý hình sự không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Buôn bán đồ ăn chứa chất ma túy bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi hút cần sa sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
Đối với loại tội này, người thực hiện phải cố ý, tức là biết rõ mình đang vận chuyển mà túy hoặc bắt buộc phải biết. Nếu bạn không hề biết mà vận chuyển ma túy thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, việc xác định “biết” hay “không biết” trong trường hợp này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Do đó, cần phải thận trọng khi người khác nhờ cầm hộ những món đồ không rõ nguồn gốc