Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của bên vi phạm phải thực hiện để bù đắp cho những thiệt hại mà mình gây ra cho bên bị vi phạm. Vậy bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Hãy cùng phòng tư vấn luật dân sự của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thiệt hại phát sinh không phụ thuộc vào hợp đồng. Một bên khi có hành vi vô ý hay cố ý gây thiệt hại cho người khác sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại xảy ra là điều kiện cần có để phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định bộ luật dân sự 2015, những điều kiện sau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
+ Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
+ Có thiệt hại thực tế xảy ra.
+Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.
Ngoài ra, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần căn cứ đến yếu tố lỗi của các bên. Lỗi vi phạm là một điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Căn cứ khoản 2,3 điều 584 bộ luật dân sự 2015; chúng ta sẽ hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến yếu tố lỗi như sau:
+ Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vây, một người có thể phải bồi thường thiệt hại cho người khác cả khi không phải do lỗi của mình gây ra. Điều này đã được quy định rõ tại chương XX bộ luật dân sự 2015.
Các loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm hại.
Các khoản chi phí mà người có trách nhiệm bồi thường phải chịu:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Các khoản chi phí mà người vi phạm phải chịu:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bỏ ra một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Các khoản chi phí người vi phạm phải chịu:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải bỏ ra một một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Người vi phạm có trách nhiệm bồi thường các khoản sau:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải bỏ ra một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bài viết xem thêm.
Chó cắn người, chủ nhà có phải bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng?
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể.
Người có trách nhiệm bồi thường sẽ phải chịu các chi phí sau:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
+ Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết theo thỏa thuận hoặc không quá 30 lần mức lương cơ sở với mỗi thi thể bị xâm phạm. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Người có hành vi vi phạm phải chịu các khoản chi phí sau:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
+ Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết theo thỏa thuận hoặc không quá 10 lần mức lương cơ sở. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Đối với người dưới 18 tuổi gây thiệt hại, cha mẹ người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người đố gây ra.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.