Theo quy định trước đây thì Sổ hộ khẩu là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng bởi vì trong sổ hộ khẩu có chứa các thông tin cá nhân của người dân như họ tên, địa chỉ và các nhân thân khác trong gia đình. Bởi vậy nên đây là một loại giấy tờ cần thiết phải xuất trình khi muốn thực hiện nhiều thủ tục. Tuy nhiên theo quy định mới thì sổ hộ khẩu giấy đã được loại bỏ và được thay thế bằng các loại giấy tờ khác, điều này đã khiến cho nhiều thủ tục thay đổi theo và khiến cho nhiều người dân hoang mang và chưa quen. Vậy khi “Bỏ sổ hộ khẩu thì giao dịch nhà đất như thế nào”?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Bỏ Sổ hộ khẩu giấy thay bằng gì?
Tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú nêu rõ, Sổ hộ khẩu được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022.
Theo đó từ ngày 01/01/2023, nước ta sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy. Thay vào đó, các cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay thường gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ sử dụng để chứng minh thông tin cư trú của người dân trong suốt những năm qua. Chính vì vậy, thông tin bỏ Sổ hộ khẩu giấy khiến rất nhiều người dân hoang mang không biết sẽ phải dùng giấy tờ gì thay thế trong các giao dịch mua bán và thủ tục hành chính.
Giải quyết trường hợp không còn Sổ hộ khẩu nhưng vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân có thể sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế Sổ hộ khẩu giấy.
Giấy xác nhận thông tin về cư trú
Hiện nay, Sổ hộ khẩu thường được sử dụng để chứng minh thông tin về cư trú khi tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính. Khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, công dân có thể sử dụng giấy tờ khác có nội dung tương tự là Giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế.
Nội dung của Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Theo Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA, công dân có quyền yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo 02 cách:
– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú đề nghị cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú. Cụ thể:
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
(Theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020)
– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Lưu ý:
– Về thời gian cấp Giấy xác nhận thông tin cư trú: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận thông tin về cư trú bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong 03 ngày làm việc.
– Về hiệu lực của Giấy xác nhận thông tin cư trú:
- Có giá trị trong 06 tháng kể từ ngày cấp với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú:
- Có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày cấp với các trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.
- Nếu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về cư trú và được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú thì Giấy xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thực hiện thay đổi.
Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống
Căn cước công dân gắn chip
Gần đây, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã hướng dẫn các Bộ, ngành sử dụng thông tin trên Căn cước công dân gắn chip thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu để chứng minh thông tin cá nhân và nơi cư trú khi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng về lai lịch, nhận dạng của công dân. Do có con chip điện tử kết nối với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư nên thông tin trên thẻ này có mức độ chính xác và bảo mật cao.
Ngoài các thông tin cơ bản được in trên thẻ như: Số Căn cước công dân (số định danh cá nhân); Họ tên khai sinh; Ảnh chân dung; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Đặc điểm nhân dạng… Con chip trên thẻ Căn cước còn cho phép tích hợp nhiều ứng dụng hiện đại như: Chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học…
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân, khi xuất trình thẻ Căn cước, công dân không cần xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng nhận các thông tin đã có trên Căn cước công dân.
Tài khoản định danh điện tử
Trước thời điểm bỏ Sổ hộ khẩu, Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, bãi bỏ các yêu cầu xuất trình Sổ hộ khẩu để sử dụng ứng dụng định danh điện tử, thẻ Căn cước công dân, dữ liệu dân cư khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính cho công dân tại Nghị quyết 121/NQ-CP ban hành ngày 11/9/2022.
Theo đó, tài khoản định danh điện tử cá nhân là một trong những phương thức thay thế Sổ hộ khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Tài khoản định danh điện tử cá nhân của công dân Việt Nam có 02 mức độ với giá trị sử dụng như sau:
– Mức độ 1: Chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Người đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp được tự đăng ký thông qua ứng dụng VNelD trên điện thoại.
– Mức độ 2:
- Tương đương với sử dụng thẻ Căn cước công dân có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.
- Cung cấp thông tin về các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để đối chiếu khi phải xuất trình giấy tờ đó. Ví dụ như thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe…
Với tài khoản định danh cá nhân mức độ 2, công dân phải đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp Căn cước công dân để đăng ký.
. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Bỏ sổ hộ khẩu thì giao dịch nhà đất như thế nào?
Từ ngày 1.1.2023, sổ hộ khẩu giấy chính thức bị “khai tử” và hết giá trị sử dụng. Việc quản lý thông tin cư trú của công dân qua cuốn sổ hộ khẩu giấy sẽ được thay thế hoàn toàn bằng phương thức điện tử.
Với các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất, Điều 40, 41 Luật Công chứng quy định hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành 01 bộ gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Trước đây, giấy tùy thân của người yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có Sổ hộ khẩu. Tuy nhiên hiện nay, các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cư trú và đất đai về cơ bản đã hoàn thành, kết nối thông suốt giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương.
Do đó khi bỏ sổ hộ khẩu, người dân chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được chính xác thông tin.
Những việc cần làm khi bỏ Sổ hộ khẩu?
Nếu vẫn đang sử dụng giấy Chứng minh nhân dân cũ thì người dân nên đổi ngay sang thẻ Căn cước công dân gắn chip. Bởi lẽ, việc sử dụng Căn cước công dân gắn chip để xuất trình thay Sổ hộ khẩu là tiện lợi nhất.
Khi làm thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân có thể đăng ký cùng lúc tài khoản định danh điện tử cá nhân để sử dụng thay Sổ hộ khẩu trong các thủ tục hành chính trong trường hợp quên không mang Căn cước công dân trong ví.
Hơn nữa, tài khoản định danh điện tử còn có thể tích hợp nhiều loại giấy tờ quan trọng như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiêm chủng… cùng với hàng loạt các tính năng đáng chú ý như trình báo tội phạm, thanh toán điện tử…Ngoài ra, người dân cũng có thể xin Giấy xác nhận thông tin cư trú để dùng thay Sổ hộ khẩu trong một số trường hợp bằng cách trực tiếp cơ quan đăng ký cư trú hoặc gửi yêu cầu online qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia (theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA).
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề Bỏ sổ hộ khẩu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bỏ sổ hộ khẩu thì giao dịch nhà đất như thế nào“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá đền bù đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Theo quy định khi nào được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
- Mẫu giấy ủy quyền bảo hiểm xã hội mới 2023
- Làm sao để có sổ bảo hiểm xã hội?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 3 Điều 38 Chương VII Luật Cư trú 2020, khi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022. Do vậy, từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng, thay vào đó, người dân sẽ được quản lý bằng dữ liệu điện tử có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công dân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cư trú (Công an) cấp Giấy xác nhận thông tin sử dụng để chứng minh thông tin khi cần dùng đến.
Trước 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy vẫn có giá trị sử dụng. Trong thời gian này, các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021 như sau:
2. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Theo quy trên, thủ tục cấp Căn cước công dân không thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu. Do đó, khi làm Căn cước công dân người dân không bị thu Sổ hộ khẩu.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong 4 phương thức theo quy định Điều 14 Nghị định 104/2022/:-CP của Chính phủ.
Phương thức 1: Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Phương thức 2: Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID.
Phương thức 3: Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Phương thức 4: Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo 4 phương thức này, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú: thẻ CCCD gắn chip hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.